Nice Apartment For You - Happy For Us!
51E Lê Trực, Phường 7

Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bản vẽ hoàn công là gì? Chi phí hoàn công nhà ở là bao nhiêu?

THEO DÕI GIATHUECANHO trên

Bạn có biết hoàn công là gìBản vẽ hoàn công là gì không? Đây là một thủ tục cần hoàn thành trước khi một công trình được phép đưa vào sử dụng. Để có cái nhìn tổng quan về loại bản vẽ này, cũng như các quy định và các vấn đề liên quan thì nhất định không được bỏ lỡ bài chia sẻ này nhé!

I. Bản vẽ hoàn công là gì?

1. Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

2. Khái niệm bản đồ vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết bộ phận công trình xây dựng. Loại bản vẽ này được dùng để tái hiện tình trạng thực tế công trình sau khi hoàn thành. Đồng nghĩa với việc trong đó phải thế hiện được kích thước thực so với kích thước ban đầu được phê duyệt của bản thiết kế.

Tên tiếng anh của loại bản vẽ này là gì?

Bản vẽ hoàn công tiếng anh là gì?

Lập bản vẽ hoàn công là cách phản ánh những thay đổi của công trình xây dựng so với thiết kế ban đầu. Đồng thời nó cũng bao gồm các hạng mục công trình chi tiết giống như bản vẽ gốc.

3. Phân loại bản vẽ hoàn công xây dựng

Tùy theo quy mô công trình và tính phức tạp của công trình, người ta chia ra 6 loại bản vẽ chính sau:

  • Bản vẽ cho hoàn công công việc xây dựng;
  • Bản vẽ cho hoàn công bộ phận công trình;
  • Bản vẽ cho hoàn công giai đoạn xây dựng;
  • Bản đồ vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
  • Bản đồ vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
  • Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.

4. Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Theo quy định mới nhất, bản vẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau để đảm bảo đúng với quy định:

  • Được lập bởi nhà thầu thi công;
  • Ghi rõ họ và tên người thầu, người đại diện của nhà thầu ký tên đóng dấu, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận;
  • Phản ánh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
  • Được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
  • Được lập và xác nhận theo đúng quy định;
  • Thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác, sử dụng và bảo trì công trình.
có nhiều loại yêu cầu khi thực hiện

Mẫu khung tên bản vẽ thiết kế

II. Vì sao phải lập bản vẽ hoàn công nhà?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.

III. Vai trò của lập bản vẽ hoàn công xây dựng là gì?

  • Thể hiện sự thay đổi trong các chi tiết và kích thước xây dựng giữa bản vẽ thiết kế và thực tế, giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì căn nhà;
  • Cơ sở cho việc thực hiện giai đoạn nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
  • Giúp đơn vị nắm rõ được kết cấu và cấu tạo của công trình, để sử dụng đúng mục đích và hỗ trợ cho công tác cải tạo và mở rộng sửa chữa sau này;
  • Xác định được công trình có được xây dựng đúng theo yêu cầu của bản thiết kế ban đầu hay không;
  • Đánh dấu mốc thời gian hoàn tất thanh toán cho nhà thầu, kết thúc nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Là cơ sở để thực hiện thanh toán và quyết toán;
  • Cơ sở pháp lý để chứng minh công trình được thực hiện đúng theo quy định trong luật xây dựng với cơ quan chức năng

IV. Sự khác biệt giữa bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công

Bản vẽ thiết kế là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà, diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, nhà thầu xây dựng biết được quy định cách xây dựng nên một ngôi nhà.

Bản chất hai loại bản vẽ này hoàn toàn giống nhau, đều thể hiện từng chi tiết, hạng mục nhỏ,… của tổng thể công trình. Điểm khác biệt ở đây là đa phần bản hoàn công sẽ có sự thay đổi, chênh lệch về kích thước so với bản vẽ thiết kế ban đầu.

Trong trường hợp hai bản thiết kế hoàn toàn giống nhau thì kiến trúc sư, đơn vị giám sát, nhà thầu thi công, chủ đầu tư sẽ sử dụng bản thiết kế ban đầu không cần lập cái mới.

V. Mẫu dấu hoàn công trên bản vẽ hoàn công

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công là điều cần thiết khi hoàn tất thủ tục. Dưới đây là mẫu dấu hoàn công mới nhất được quy định theo thông tư 26/2016 BXD tại Điều 2 phụ lục II:

Mẫu số 1: Mẫu này không áp dụng cho hình thức tổng thầu xây dựng. Tùy kích thước con dấu bản vẽ, kích thước dấu phụ thuộc kích thước chữ.

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG

 

Ngày ….. tháng ….. năm …..

Người lập

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Mẫu số 2: Áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Tùy kích thước con dấu bản vẽ, kích thước dấu phụ thuộc kích thước chữ.

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG

 

Ngày ….. tháng ….. năm …..

Người lập

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của nhà thầu phụ

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của tổng thầu

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Mẫu dấu hoàn công theo thông tư 26

Mẫu dấu hoàn công theo thông tư 26

VI. Quy định về bản vẽ hoàn công theo Thông tư 26/2016/TT-BXD (trích lược)

Dưới đây là một số nội dung cơ bản quy định theo Thông tư 26/2016/TT-BXD – Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 11. Bản vẽ hoàn công

  1. Nhà thầu thi công lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế.
  2. Từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
  3. Việc lập và xác nhận bản vẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình

  1. Chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia tổ chức lập và lưu trữ danh mục hồ sơ hoàn công trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
  2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với dự án nhóm A, 7 năm đối với dự án nhóm B và 5 năm đối với dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.

VII. Trường hợp nào cần thực hiện thủ tục hoàn công

Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa,… Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.

Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.

VIII. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn

1. Thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

  • Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng (người phụ trách kỹ thuật) chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh ( bản vẽ copy) .
  • Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp không có sự thay đổi thông số thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
  • Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.
Mặt bằng chi tiết của dự án

Mẫu hồ sơ hoàn công mới nhất

2. Cách làm bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình

  • Người phụ trách kỹ thuật chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .
  • Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ như sau:
  • Trong trường hợp các kích thước, thông số không có sự thay đổi, điều chỉnh thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
  • Trong trường hợp có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi , bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chỗ trống của bản vẽ khác.

Nếu trên các bản vẽ này đều không có chỗ trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,

  • Trong bản vẽ phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân.

Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ phải đóng dấu Bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng.

  • Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận,

IX. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến thủ tục hoàn công

1. Đơn vị lập bản vẽ hoàn công

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ cho phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Bản vẽ hoàn công do ai ký

Bản vẽ hoàn công do ai ký

2. Thành phần ký bản vẽ hoàn công

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu

X. Các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục hoàn công

1. Bản vẽ hoàn công lập khi nào?

Chủ đầu tư phối hợp với các bên liên quan tổ chức thành lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hay công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng.

2. Cách đóng gói hồ sơ hoàn công công trình nhà ở

Mẫu bản vẽ hoàn công phải được trình bày trong khổ giấy A4. Sau đó được đóng thành một bộ tài liệu hoặc được thực hiện lưu trữ trong khổ giấy lớn hơn. Bên cạnh đó, bản vẽ phải được chia từng phần nhỏ theo từng hạng mục công trình.

Bìa bản vẽ hoàn công theo TT26/2016

Bìa bản vẽ theo TT26/2016

3. Nộp hồ sơ hoàn công công trình ở cơ quan nào?

  • Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử … do UBND TP quy định;
  • Tại UBND quận, huyện: đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;
  • Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao đối với công trình xây dựng ở trong khu đó;
  • Tại UBND xã: đối với nhà ở riêng lẻ thuộc địa giới hành chính xã.

4. Chi phí lập bản vẽ hoàn công là bao nhiêu?

Theo quy định thủ tục hoàn công, chi phí làm hồ sơ hoàn công thường rơi vào khoảng 15 – 30 triệu với lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, thường dao động khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.

Căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:

“Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

  1. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ.”

Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, chi phí hoàn công nhà ở không gồm phí trước bạ mà chỉ gồm thuế xây dựng cơ bản.

XI. Những điểm lưu ý khi thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở

Đơn xin hoàn công nhà ở cần phải làm theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp. Bản vẽ sẽ phải mô tả rõ hiện trạng công trình nhà ở, phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của nhà ở. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hợp đồng xây dựng nếu phải ký kết hợp đồng.

Chủ nhà xin hoàn công cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn công đầy đủ căn cứ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD như sau:

  • Giấy phép xây dựng;
  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng);
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có);
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Một số điểm lưu ý về quy định

Một số điểm lưu ý về quy định bản vẽ

XII. Trường hợp hoàn công nhà xây trái phép

Nhà xây dựng sai phép là nhà đã có giấy phép xây dựng công trình nhưng xây dựng không đúng với phần đã nêu trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chưa được Nhà nước công nhận có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công nếu trả lại hiện trạng theo đúng giấy phép xây dựng.

Trong trường hợp muốn xử lý xây dựng công trình sai phép để được hoàn công, bạn phải gửi đơn lên UBND cấp huyện, nhờ cơ quan này xác nhận cho bạn phần công trình xây dựng trái phép đó, đảm bảo phần xây dựng sai phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Xem thêm nhiều bài viết bổ ích từ trang thông tin Quy hoạch xây dựng của Giathuecanho.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin cơ bản về hoàn côngBản vẽ hoàn công là gì?. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và những nội dung xung quanh bản vẽ đó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại. Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn!

Tác Giả:

https://giathuecanho.com/wp-content/themes/mts_builders/images/gravatar.png

Tôi là CEO Trương Tài Năng, Ceo Founder và Sales Manager tại Giathuecanho, Tôi là một Saler bất động sản chuyên tư vấn mua bán, cho thuê các dự án căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền thuộc khu vực Tphcm

Đánh giá