Rằm tháng giêng là một trong những ngày quan trọng của người Việt, cần phải chuẩn bị đầy đủ. Vậy cúng rằm tháng giêng mang ý nghĩa quan trọng thế nào, cần chuẩn bị lễ vật nào? cần lưu ý những gì? Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu (“Nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm), có nghĩa là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân ở các nước châu Á coi việc cúng rằm này rất quan trọng.
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Vào ngày này, mọi người thường đi lễ chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong mọi điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Đây là lễ rất quan trọng trong năm nên ông bà xưa thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng thường được cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng giêng. Giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục của cha ông ta từ xưa là thường cúng vào giờ Ngọ.
Những điều nên làm khi cúng rằm tháng Giêng để may mắn cả năm
Mỗi vùng miền mỗi dân tộc có phong tục và các nghi lễ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi cúng vào rằm tháng Giêng, bạn phải lưu ý những điều sau.
Nên cúng vào ngày chính rằm
Để tổ chức cúng rằm tháng Giêng, mọi nhà thường cúng vào ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Bởi vì họ chưa thu xếp được công việc hoặc cho rằng, có thể cúng rằm vào các ngày trên đều được.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho biết, các gia đình không nên cúng rằm tháng Giêng quá sớm hoặc quá muộn. Mà nên cúng vào ngày chính rằm tức ngày 15 tháng Giêng.
Đặc biệt cần lưu ý nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ để đúng với phong tục từ xưa của ông bà ta.
Xem thêm: Vì sao lại phải cúng tân gia? Cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?
Nên làm 2 mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng
Khác với các ngày rằm khác trong năm, ngày rằm tháng Giêng nhiều người cho rằng đó là thời điểm lúc Phật giáng trần. Vì thế, nhiều người Việt rất coi trọng lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà.
Theo đó, để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, các gia đình nên chuẩn bị sắm lễ và làm 2 mâm cơm cúng rằm. Cụ thể, gia chủ nên chuẩn bị 1 mâm cỗ chay để cúng Phật và 1 mâm cỗ mặn để cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Dùng hoa gì để dâng lễ?
Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng bàn thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ hay huệ trắng.
Các đồ dùng như bát, đĩa, đũa, thìa…để đựng các lễ cúng mặn phải sử dụng các đồ mới, riêng biệt.
Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác của gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ và không uế tạp.
Thắp hương sao cho đúng?
Khi thắp hương, người ta sẽ thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, bạn có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Tuy nhiên, tùy vào không gian thờ cúng, nếu nhà chật, có thể thắp 3 nén cho bát hương thờ Phật. Những bát hương còn lại thì thắp 1 nén để khói hương không gây ngột ngạt và phòng tránh hỏa hoạn.
Nên đi lễ chùa cầu may, cầu an và cầu phúc sau khi cúng tại nhà
Sau khi sửa soạn mâm cỗ cúng Phật và gia tiên tươm tất tại nhà, các gia đình nên đi lễ chùa để cầu may, cầu an và cầu phúc cho năm mới được suôn sẻ.
Nhiều người cho, rằm tháng Giêng còn được xem là ngày vía Thiên quan. Bởi thế, hầu như trong ngày này, nhiều người đến chùa lễ sẽ rất đông đúc để giải trừ tai ách và cầu nguyện an lành.
Khi đến lễ chùa, gia chủ chỉ cần sửa soạn hoa quả, xôi thịt, tiền vàng và thành tâm cầu nguyện là đủ.
Nên phóng sinh đầu năm
Cũng theo quan niệm của nhiều người, vào thời điểm đầu năm mới hoặc vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên phóng sinh.
Việc làm này để cầu sức khoẻ, may mắn mong cả năm suôn sẻ và bình an.
Song nói như vậy không có nghĩa là các bạn phóng sinh ồ ạt, quá nhiều hoặc tiện tay thả cho xong.
Ngược lại, thuận duyên lúc nào thì sẽ thả phóng sinh lúc đó và việc làm này cần phải xuất phát từ tâm của mỗi người.
Xem thêm: Cúng tất niên có ý nghĩa gì và những điều bạn phải biết
Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?
Trong ngày lễ này, mỗi gia đình có thể cúng cơm chay, hương đèn, hoa quả hoặc mâm lễ mặn, xôi gà và cơm canh thành kính dâng lên tổ tiên.
Tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể sẽ khác nhau.
Nhưng đều là để thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để bạn cầu nguyện an lành cho cả năm. Những người theo đạo Phật thường cúng chay trong ngày này, cũng tùy theo tín ngưỡng mà có gia đình cúng Phật, có nhà cúng Thổ công, cũng có gia đình cúng Thần tài.
Nhưng không thể thiếu mâm cúng gia tiên để tạ ơn ông bà, cha mẹ đã phù hộ cho con cháu phước lành và giải trừ những tai ương cho một năm mới.
Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng Giêng
Nhiều gia đình vẫn luôn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn và giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu và canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Ngày nay, ở nhiều gia đình cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu cho cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy và hạnh phúc tròn đầy.
Cỗ cúng chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy và màu vàng hành kim.
Ăn cơm chay là một cách để hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng
Với các gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống như mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát và 6 đĩa.
Với các gia đình khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát bao gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến và bát mọc.
6 đĩa bao gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Theo phong tục, cúng rằm tháng Giêng phải có đôi chân giò để gia đình được sung túc ấm no, có đôi có cặp. Ở nhiều nơi chân giò có thể được thay thế bằng giò chả.
Ngoài các món mặn, mâm cơm cúng gia tiên ngày rằm còn có món xào và món canh, thường là canh ngũ sắc hoặc canh măng miến tùy theo sở thích của từng gia đình. Ở phương Nam,còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh thường là canh khổ qua.
Mâm cỗ không thể đầy đủ nếu thiếu đi bát cơm tẻ, hạt cơm trắng trong đầy đặn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở. Và tiếp nối truyền thống coi trọng nông nghiệp và quý trọng lương thực của ông cha.
Mâm cơm mặn cúng rằm tháng Giêng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của dưa hành và vị ngọt của bánh.
Tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những điều đen đủi có thể đến trong năm mới.
Các vật phẩm cúng khác
Ngoài những lễ cúng như trên thì cần chuẩn bị thêm các vật cúng khác gồm có:
- Rượu trắng
- Trầu cau
- Đèn nến
- Hương hoa vàng mã.
Với những chia sẻ trên đây về vấn đề cúng rằm tháng Giêng, hy vọng có thể giúp bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích chuẩn bị sao cho đầy đủ.
Mời bạn đọc thêm: Các bài viết cùng chuyên mục Phong thủy nhà ở
Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo liên hệ tư vấn khi có nhu cầu tìm mua đầu tư dự án bất động sản với Giá thuê căn hộ.
Thông tin liên hệ:
- Website chính thức: https://giathuecanho.com
- Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
- Hotline: 0981.041.694