Tag: cúng phong thủy

  • Cách cúng đất đai trong nhà – cách cúng thổ thần đúng cách

    Cách cúng đất đai trong nhà – cách cúng thổ thần đúng cách

    Cúng đất đai thổ công là nghi thức quan trọng được các cá nhận tự thực hiện tại nhà ngày Tết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được cách cúng đất đai trong nhà như thế nào cho đúng chuẩn. Và cách thức làm nên một mâm cổ để cúng Thổ Công như thế nào?

    Tết đến, sau khi gia đình hoàn thành thủ tục cúng giao thừa xong. Các mẹ thường làm mâm cúng đất đai thổ công đầu năm. Thổ công  hay thổ thần tức là vị thần cai quản trong nhà hay còn được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Lễ vật cúng thổ công ngày giao thừa bao gồm món mặn và món ngọt. Bài viết về phong thuỷ nhà cửa dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về mâm cúng thổ công đất đai đầy đủ nhất.

    Chuẩn bị thật đầy đủ các lễ vật để cúng đất đai thổ công
    Chuẩn bị thật mâm lễ đầy đủ các lễ vật để cúng đất đai thổ công

    Lễ cúng thổ công là gì? Cách cúng đất đai trong nhà?

    Thổ công chính là một vị thần theo quan điểm của châu Á, người có nhiệm vụ trông giữ một vùng đất nào đó. Thông thường khi làm một công việc nào đó liên quan đến đất đai. Mỗi gia đình thường làm lễ cúng đất đai nhà cửa để công việc làm ăn được thuận lợi hơn.

    Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nhà cửa cũng thuận lợi và đảm bảo an toàn cho gia chủ.

    Thổ Công chính là một vị thần cai quản đất đai trong gia đình. Trên ban thờ thì bát hương thổ công đứng ở giữa còn bên trái là bát hương của Bà Tổ Cô. Còn cuối cùng bên phải là bát hương của gia tiên.

    Để làm một lễ nào đó thì trước tiên cần phải khấn xin Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về quy họp trong ngày lễ tết hoặc cúng giỗ. Lễ cúng của mỗi vùng miền cho Thổ Công đều có những đặc trưng riêng.

    Do đó tùy theo từng phong tục và tập quán bạn có thể tham khảo cách cúng đất đai trong nhà (lễ đất đai Thổ Công) sao cho hợp lý và đảm bảo đầy đủ nhất.

    Cúng đất đai và thổ công là nghi lễ quan trọng
    Sắm Lễ cúng đất đai thổ công ngày Tết cổ truyền

    Lễ cúng thổ công không chỉ được làm vào đầu năm mà lễ cúng này còn được làm vào cuối năm. Người dân Việt Nam còn gọi là lễ tạ đất cuối năm.

    Nhiều chuyên gia tâm linh cho rằng lễ cúng cuối năm và cúng táo quân có thể gộp thành một cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của gia chủ.

    Tuy nhiên với những gia đình có thời gian có thể tách hai lễ cúng này ra. Một lễ cúng đất đai Thổ Công còn một lễ cúng Táo quân Thần linh.

    Thông thường người ta thường sắm 3 bộ quần áo cho Táo Quân. Còn 1 bộ quần áo phục vụ cho lễ cúng đất đai.

    Đây chính là bộ quần áo cần hóa cho thần Thổ Công nhân dịp lễ tạ thần linh.

    Cúng đất đai vào ngày nào?

    Để xác định ngày tốt cho việc cúng đất đai. Gia chủ còn tùy thuộc vào việc xem xét tử vi của bản thân để tìm ngày, giờ, buổi sáng hay buổi chiều, hướng cúng phù hợp. Thông thường lễ cúng được thực hiện vào đầu năm, cuối năm, cúng đất mới mua hoặc khi triển khai công trình có xâm phạm đến long mạch như xây nhà, đào giếng,…

    Ý nghĩa của lễ cúng đất đai nhơn trạch đối với người phương Đông

    Lễ cúng đất đai hay còn gọi là lễ cúng thổ công là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm theo quan điểm của những người phương Đông. Đặc biệt là những đất nước theo tín đồ đạo Phật.

    Lễ cúng có ý nghĩa báo cáo với vị thần cai quản đất đai những công việc đã làm được trong năm qua của gia chủ.

    Đồng thời gửi lời cảm ơn tới thổ công đã cai quản đất đai cho gia đình trong suốt năm qua.

    Còn lễ cúng đất đai Thổ Công đầu năm đó chính là muốn nói lên mong muốn của gia chủ. Muốn cầu xin thổ công đất đai phù hộ độ trì cho cả gia đình có một năm làm ăn phát tài, phát lộc.

    Ngoài ra, mong muốn vị Thần Thổ Công bảo vệ đất đai của gia đình khỏi những kẻ xấu hoặc tránh tà ma xâm nhập. Vì vậy lễ cúng thổ công táo quân cuối năm và đầu năm vô cùng quan trọng.

    Do đó, chị em phụ nữ nên tận tâm sắm một lễ cúng đầy đủ và phù hợp nhất để thể hiện tấm lòng của gia chủ với vị thần cai quản đất đai của gia đình.

    Cúng thổ công là nghi lễ cần thiết trước khi động thổ công trình
    Cách vái cúng đất đai – Đọc bài cúng đất đai thổ công là nghi lễ cần thiết trước khi động thổ công trình

    Lễ cúng đất là lễ đã có từ rất lâu tại Việt Nam nhằm tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai. Các gia đình thường làm những lễ cúng rất sang trọng để thể hiện lòng thành kính của mình đối với vị thần cai quản đất đai.

    Bên cạnh đó còn mong muốn vị thần cai quản đất đai sẽ phù hộ độ trì cho gia đình mình luôn được yên ấm.

    Vậy lễ cúng thổ công thần linh bao gồm những gì. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về lễ cúng đất đai thổ công.

    Xem thêm: Mâm cỗ cúng giao thừa cần gì và những điều phải biết khi cúng giao thừa?

    Thủ tục cúng đất đai thổ công

    Lễ tạ được diễn ra ngay trên bàn thờ thổ công và gia tiên của gia đình bởi vì bát hương ở giữa ban thờ đó chính là bát hương thổ công.

    Nghi thức cúng đất đai thổ công bao gồm những lễ vật gì? Ta có thể kể đến như: hương hoa, vàng mã, hoa quả, món mặn và món ngọt.

    Lễ cúng mặn tạ đất đai thổ công

    Bạn có thể lựa chọn gà giò hoặc gà trống thiến làm sạch sau đó luộc nguyên con. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một cái chân giò lợn để thay thịt gà bày ra đĩa.

    Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị thêm một cút rượu trắng, nước ngọt và bia để bày lên hai bên bàn thờ.

    Đặc biệt bạn cần sắm thêm một đĩa to bao gồm một chén rượu, một chén trà khô, một chén nước, một bát gạo và một chén muối.

    Mâm lễ mặn cúng đất đai thổ công
    Tạ đất là gì? Mâm lễ mặn cúng đất đai thổ công thổ địa, ông thần đất cần những gì?

    Sau khi lễ cúng đã được chuẩn bị xong bạn nên thắp đèn thờ hoặc những gia đình không có đèn thờ thì có thể chuẩn bị nến cốc.

    Nên sử dụng một đôi nến đặt hai bên bàn thờ trước khi thắp hương cúng thổ công. Cuối cùng là bạn cần đọc bài văn khấn cúng đất đai đầu năm.

    Đọc bài văn khấn cúng đất thổ thần đất đai - cách cúng đất đai trong nhà
    Đọc bài văn khấn cúng đất thổ thần đất đai – cách cúng đất đai trong nhà

    Vàng mã cúng đất cần chuẩn bị những gì?

    Đối với phần mã thì tùy thuộc vào tâm ý của từng gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ nhất.

    Cúng ngũ phương là gì? Đó là Bộ ngũ phương bao gồm 5 ông ngựa với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, vàng, tím kèm theo đó là 5 bộ mũ áo, cờ kiếm. Trong đó trên lưng mỗi ông ngựa cần phải đặt lên 10 lễ tiền vàng.

    Đối với bộ thần linh bao gồm 1 ông ngựa màu đỏ cũng được kèm theo đó là mũ, áo, cờ kiếm và tiền vàng.

    Sau đó bạn cần chuẩn bị thêm 1 cây vàng hoa đỏ, 1 cây vàng ngũ phương, 1 đĩa đựng 50 lễ vàng để dâng gia tiên.

    Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng thổ công
    Lễ tạ đất gồm những gì – Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng thổ công

    Xem thêm: Cúng vía thần tài cần chuẩn bị những gì để may mắn, phát đạt

    Một số lưu ý cần biết trước để thực hiện đúng cách cúng thổ thần

    Theo quan điểm của các nhà sư thì không nên cúng mã để thực hiện lễ cúng thổ công thần linh. Chủ yếu là gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình dành cho thần thổ công thần linh.

    Theo các sư thầy thì không nên giết mổ gia súc, gia cầm trong ngày lễ cúng thần linh thổ công vì như vậy là sát sinh.

    Trước khi tiến hành cúng bái tổ tiên người thực hiện lễ cúng cần thay rửa sạch sẽ đồng thời mặc quần áo chỉn chu thể hiện sự tôn trọng và lịch sự dành cho tổ tiên.

    Đối với Kinh Địa Tạng dù là được chép ra giấy hoặc cầm điện thoại để đọc. Tthì bạn cũng không nên để kinh ở dưới đất. Bởi vì như vậy sẽ thể hiện một sự không tôn trọng dành cho tổ tiên của mình.

    Bạn nên đặt bài khấn lên một chiếc kệ vừa mang lại sự thoải mái khi đọc mà còn thể hiện được sự tôn kính dành cho lễ cúng đất đai thổ công này.

    Trong quá trình đọc kinh cần giữ một trạng thái tôn nghiêm, thành kính. Vì như vậy mới có nhiều lợi lạc cho gia đình của gia chủ.

    Do đó, bạn nên lưu ý những chi tiết nhỏ này để có một lễ cúng gia tiên thần linh một cách hoàn hảo nhất.

    Trang trọng, chỉnh chu, tôn kính là những điều tối thiểu phải có khi thực hiện lễ cúng đái đai thổ công
    Trang trọng, chỉnh chu, tôn kính là những điều tối thiểu phải có trong lễ cúng đất đai viên trạch (lễ cúng đái đai thổ công)

    Cúng đất đai thổ công cho Tín đồ đạo phật

    Lễ cúng thổ công đất đai nhằm mong muốn nhận lại sự phù hộ độ trì của các vị thần linh.

    Do đó, việc lựa chọn chuẩn bị lễ cúng bái đảm bảo nhất thì bạn nên chuẩn bị một cách tươm tất nhất. Để thể hiện được sự thành tâm hướng thiện của mình dành cho đấng tối cao.

    Một mâm cúng thổ công trong ngày Tết truyền thống
    Một mâm cúng thổ công – cúng vườn trong ngày Tết truyền thống

    Lễ cúng tạ đất thường được chuẩn bị trước lễ cúng táo quân và lễ cúng tất niên. Sau khi lễ cúng táo quân được hoàn tất thì người thân trong gia đình. Bạn sẽ chuẩn bị lễ cúng giao thừa sao cho sang trọng nhất để tiễn các vị quan hành khiển năm cũ về trời.

    Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết về cúng đất đai thổ công. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin phong thuỷ nhà cửa. Hoặc các dự án bất động sản đang hot tại Giá thuê căn hộ.

    Liên hệ với chúng tôi qua:

    Địa chỉ văn phòng: 01 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

    Hotline: 0981 041 694

    Email: truongtainang2018@gmail.com

  • Lễ động thổ, cúng động thổ xây nhà là gì? Cách sắm mâm lễ động thổ đầy đủ

    Lễ động thổ, cúng động thổ xây nhà là gì? Cách sắm mâm lễ động thổ đầy đủ

    Trong truyền thống nước ta, xây nhà là cột mốc mới và quan trọng đối với gia chủ. Vì vậy, để hoạt động diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì lễ động thổ là một trong số các nghi thức về mặt tâm linh, phong thủy được quan tâm nhất.

    Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kiến thức Phong thuỷ nhà cửa về lễ vật cho ngày động thổ xây nhàcách cúng động thổ xây nhà 2022 theo các bước đúng chuẩn khi làm nhà.

    Tại sao cần làm lễ động thổ khi xây nhà mới?

    Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa bắt đầu từ năm 113 Trước Công Nguyên dưới thời vua Vũ Hán Đế. Lễ động thổ hay còn gọi là lễ cúng thần đất. Người tổ chức sẽ chuẩn bị lễ và sớ để báo cáo và dâng lên thần đất. Hiện nay, trong các buổi lễ động đất xây nhà người chủ trì nghi lễ sẽ sử dụng quốc để lấy một cục đất và đặt lên bàn cúng nhằm xin Thổ Thần cho phép gia chủ động đất xây dựng.

    Quan niệm duy tâm cho rằng, trên các mảnh đất sắp được xây nhà có thể là nơi cư ngụ của các vong linh đã khuất. Hoặc nơi đó trước đây là nơi thờ cúng, các đình hay chùa… Do đó, chúng ta cần tiến hành các lễ cúng khi làm nhà.

    Lễ cúng động thổ nhằm trình báo về việc sắp phải xây cất công trình tại khu đất đó để những vong linh vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác giúp cho việc thi công trở nên thuận lợi.

    Nghi lễ động thổ còn được hiểu đơn giản là người sở hữu mảnh đất làm một lễ đơn giản để báo cáo và xin phép Thần Linh, Thổ công và Thổ địa cai quản mảnh đất cho phép gia chủ.

    Đây là một nét văn hóa vô cùng nhân văn của người Việt, thể hiện được lòng tôn kính đối với các bậc bề trên. Giúp những đơn vị thi công tiến hành các hoạt động xây cất tại đó được suôn sẻ và thuận lợi.

    XEM NGAY: Xuất hành có quan trọng không?

    Các lễ vật cần cho mâm cúng động thổ xây nhà

    Nếu đây là lần đầu tiên thì ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc mâm cúng đông thổ xây nhà cần những gì? Lễ vật cúng khởi công được chia thành mâm cơm theo các quy định của người Việt và vật tâm linh.

    Mâm cơm cúng thường gồm có:

    • Một con gà luộc: trong các lễ cúng của người Việt thường chọn gà cúng là gà trống, có chân, mỏ và mình vàng để mang lại may mắn
    • Một bộ tam sên (miếng thịt luộc, con tôm luộc, trứng vịt luộc): Bộ ba tam sên đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, thường cúng Thần Tài, Thổ Địa nhằm cầu bình an và sung túc cho gia đạo.Một chén gạo
    • Một chén muối
    • Ba ly nước trà
    • Một cốc rượu trắng
    • Một đĩa ngũ quả.

    Vật tâm linh gồm có:

    • Một bình hoa: Bạn nên chọn hoa cúng động thổ là hoa cúc và một vài nhành hoa khác, hoa cúc theo quan niệm của người Việt thể hiện lòng hiếu thảo muốn hướng về tổ tiên. Vì vậy, hoa cúc thường xuất hiện trên bàn thờ hoặc các lễ cúng của người Việt
    • Hai cây đèn cầy: Nó tượng trưng cho sự mong muốn, vươn lên trong cuộc sống về một tương lai tươi sáng
    • Một bó nhang: Sự kết nối giữa gia chủ với các vong linh hay thổ địa của khu đất
    • Một đĩa bánh kẹo và giấy tiền vàng mã.

    Cách cúng động thổ chuẩn nhất – Những thủ tục không thể bỏ qua

    Chọn ngày giờ tháng tốt khởi công

    Trong nghi thức cúng động thổ xây nhà mới, xác định ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định đến sự bình an sau này của ngôi nhà.

    Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần phải hợp với tuổi của gia chủ. Tức là người đứng ra làm đại diện cho công trình thi công (hay mượn tuổi của người hợp tuổi).

    Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà

    Khi gia chủ đã chọn được ngày giờ tốt để làm lễ thì bước tiếp theo là sắm lễ động thổ. Vậy cúng động thổ gồm những gì? Thì câu trả lời là còn tùy theo mỗi một vùng miền hay tuổi và mạng số của chủ nhà thì có những đồ cúng khác nhau.

    Cúng lễ cúng khởi công xây nhà ( Cúng xây nhà )

    Thủ tục động thổ xây dựng nhà rất quan trọng, cách cúng xây nhà động thổ cũng có nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, từng gia đình cũng như tùy thuộc vào thầy phong thủy xem xét.

    Gia chủ cúng bài cúng và khấn động thổ xây làm nhà mới. Sau khi đã cúng khấn đã xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo.

    Sau khi rải muối gạo xong thì hãy động thổ bằng cách tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.

    Riêng 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước thì nên cất giữ lại cho kỹ để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân.

    Cúng động thổ cho công trình xây dựng

    Đối với cúng động thổ xây nhà cho các công trình xây dựng, các công việc cũng được tiến hành tương tự như cúng động thổ cho gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc khấn thần Đất, Thổ Địa, cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (ông tổ nghề xây dựng).

    Xem thêm: Xông đất là gì? Ý nghĩa và cách chọn tuổi nhờ xông đất hợp phong thuỷ

    Những chú ý khi làm lễ cúng động thổ xây nhà

    Chọn ngày tốt và phù hợp với tuổi người làm nhà để động thổ

    Khi chọn ngày lành tháng tốt gia chủ nên chú ý những điều sau:

    • Tránh các ngày là Nguyệt Kỵ. Những ngày này sẽ rơi vào mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
    • Tránh các ngày là Tam Nương. Bao gồm 6 ngày 3,7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
    • Tránh các ngày là ngày sát chủ: tháng Giêng – ngày Tỵ; Tháng 2 – ngày Tý; Tháng 3 – ngày Mùi; Tháng 4 – ngày Mão; Tháng 5 – ngày Thân; Tháng 6 – ngày Tuất; Tháng 7 – ngày Hợi; Tháng 8 – ngày Sửu; Tháng 9 – ngày Ngọ; Tháng 10 – ngày Sửu; Tháng 11, ngày Dần và Tháng 12 – ngày Thìn.
    • Như vậy, bạn nên chọn những ngày Can sinh Chi (đại cát) hoặc Chi sinh Can (Tiểu cát) sẽ được xem là ngày tốt cho việc động thổ.

    Chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ chu đáo

    Trong nghi lễ truyền thống của người Việt thì mâm cỗ ở mỗi vùng miền, gia đình có sự khác biệt nhau.

    Mâm lễ động thổ phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Gia chủ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy cúng hoặc các công ty dịch vụ đồ cúng. Làm như vậy, sẽ đảm bảo lên được danh sách những lễ vật cúng cần thiết.

    Cúng động thổ xây nhà cần chọn ngày lành tháng tốt
    Cúng động thổ xây nhà cần chọn ngày lành tháng tốt

    Nếu không chuẩn bị lễ vật cúng tươm tất thì sẽ bị coi là điềm xấu. Hành động đó thể hiện việc thiếu tôn trọng những vị thần linh thổ địa.

    Thời tiết sẽ diễn ra trong ngày của buổi lễ động thổ

    Tất nhiên ai cũng muốn thời tiết luôn thuận lợi “Thiên thời – địa lợi- nhân hòa”. Yếu tố “thiên” là yếu tố đầu tiên. Nhưng không phải lúc nào thời tiết cũng đẹp cho dù đã được dự báo thời tiết.

    Lo lắng về thời tiết xấu luôn được gia chủ quan tâm và luôn đưa ra phương án dự phòng.

    Một trong các phương án đưa ra khi trời mưa là phải có nơi trú ẩn. Các nhà thầu sẽ luôn nơi tổ chức ngoài trời có mái che hay lều dựng với ô dù được chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài ra, luôn chuẩn bị bàn ăn và nước uống để đãi tiệc cho khách tham dự.

    Chuẩn bị thư mời và xác nhận việc gửi thư đến khách tham dự

    Đây là việc rất quan trọng. Mục đích của buổi lễ là bố cáo với quan khách về ý nghĩa công trình. Nếu như không có họ, buổi lễ sẽ không còn mang nhiều ý nghĩa nữa.

    Vì vậy, khi đã gửi thì hãy cố gắng tìm cách xác nhận họ có thể tham gia buổi lễ hay không.

    Một cách làm khá phổ biến hiện nay là có thể gửi trước khách ít nhất một tuần và hãy gọi điện hoặc gửi email để xác nhận việc đến tham dự của họ.

    Bài phát biểu lễ động thổ

    Với thời gian khoảng 15-30 phút, bài phát biểu nên được gói gọn trong khoảng đó. Không nên dành quá nhiều thời gian sẽ gây nhàm chán và mất đi hứng thú của khách mời. Do đó, có thể thêm vào những tiết mục nghệ thuật, giải trí.

    Đơn vị thi công xây dựng sau lễ khấn động thổ

    Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công công trình cũng phải vào thắp nhang lễ động thổ xây nhà. Với lòng thành, đại diện bên nhà thầu sẽ khấn xin bình an. Bên cạnh việc khấn cúng thần hoàng, thổ địa.

    Nhà thầu cũng làm nghi lễ cúng thổ công thổ địa
    Nhà thầu cũng làm nghi lễ cúng thổ công thổ địa

    Nhà thầu sẽ phải khấn thêm tổ nghề (Lỗ Ban) với ước vọng cầu mong mọi việc được tiến hành suôn sẻ.

    Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến nghi thức cúng động thổ xây nhà. Website Giá thuê căn hộ chia sẻ những kiến thức phong thuỷ, những dự án bất động sản cũng như tư vấn dịch vụ bất động sản.

    Đặt mâm cúng động thổ ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng?

    Dịch vụ đặt mâm cúng Online chúng tôi sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà hoặc dự án. Miễn phí ship.

    Hotline: 0889.069.089

    từ khóa liên quan: bộ tam sên cúng xây nhà, sắm lễ động thổ, lễ động thổ xây nhà, lễ động thổ cần những gì, lễ động thổ gồm những gì, cúng động thổ gồm những gì, cúng động thổ cần những gì, lễ động thổ làm nhà, sắm lễ cúng động thổ, lễ cúng động thổ làm nhà, đồ lễ cúng động thổ, đồ lễ động thổ

  • Vì sao lại phải cúng tân gia? Lễ cúng tân gia gồm những gì?

    Vì sao lại phải cúng tân gia? Lễ cúng tân gia gồm những gì?

    Cúng tân gia (hay còn gọi là cúng nhập trạch, cúng nhà mới) được xem là một thủ tục vô cùng quan trọng khi bạn chuẩn bị dọn về nhà mới. Vậy vì sao phải cúng tân gia, cúng tân gia cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những kiến thức phong thuỷ nhà cửa mà gia chủ phải hết sức chú ý để có cuộc sống và tài vận thuận buồm xuôi gió.

    Vì sao lại phải cúng tân gia?

    Trước tiên chúng ta cần hiểu tân gia là gì? Theo nhiều người thì tổ chức tân gia nhà như một mâm tiệc như một lời thông báo ngắn gọn với bà con, bạn bè đến để ăn mừng và chung vui cùng với mình. Sau khi xây dựng hoặc mua được một căn nhà mới.

    Từ ngàn xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết. Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.

    Theo quan niệm, mua hoặc xây dựng một căn nhà là một cột mốc đánh dấu một khởi đầu an cư lạc nghiệp dành cho con người. Việc có được một chỗ ở khang trang, cố định giúp cho gia chủ ổn định cuộc sống. Có thể mở rộng việc kinh doanh hoặc phát triển thị trường một cách nhanh chóng nhất.

    cúng tân gia
    Cúng tân gia là nghi thức vô cùng quan trọng với người Việt

    Bên cạnh đó, cúng tân gia nhà còn là một trong những mâm cúng rất quan trọng đối với những người vừa mới xây nhà. Theo tâm linh, những người mới xây nhà hoặc mua nhà mới, cần phải làm một mâm cúng.

    Đây được xem như một lời thông báo về sự hiện diện của mình đối với thổ thần đất đai và các vong hồn đang cư ngụ xung quanh đây. Theo đó, mâm cúng còn là xem như một lời cầu nguyện đối với ông bà tổ tiên phù hộ cho gia chủ

    Lễ cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?

    Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ cúng tân gia (nhà mới) cần những gì để chuẩn bị đầy đủ.

    Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ tân gia và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé!

    Xem thêm: Gợi ý bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ đơn giản

    Tìm ngày tốt làm lễ tân gia

    Đối với bất cứ ngày lễ, ngày trọng đại nào thì việc xem xét về ngày tốt, thời gian để cúng kiến sẽ giúp cho lễ cúng trở nên đúng chuẩn và phù hợp rất nhiều. Và tất nhiên là không riêng gì với lễ cúng tân gia nhà, việc lựa chọn ngày giờ cúng là vô cùng quan trọng.

    Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ những yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tốt.

    Đối với những ngày được dọn vào nhà phải là những ngày có phần trực Khai, Thành, Mãn phải phù hợp với việc dọn vào nhà. Và thường những ngày này sẽ không thể nào xem được bằng năm sinh. Do đó, bạn cần tham khảo các thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này.

    Về thời khắc để làm lễ nhập trạch thì bạn cần nắm vững các canh giờ của thời gian theo vòng sau đây: Dần (3-5 giờ), Tỵ (9-11 giờ), Dậu (17-19 giờ), Thân (15-17 giờ) và Thìn (7-9 giờ)

    Đây được xem là 6 giờ hoàng đạo tốt nhất của việc cúng tân gia nên cần xem xét và lựa chọn. Giờ tân gia nhà mới có thể được dùng tuổi, năm sinh để xem và chọn giờ tránh xung khắc, tuổi kỵ với những giờ bên trên. Như gia chủ nằm trong các tuổi Tý, Ngọ, Mẹo thì nên né giờ Dậu vì đây là giờ xấu và tứ hành xung với tuổi tác.

    Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch

    Khi cúng tân gia gồm những gì? Mâm cúng tân gia thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ.

    cúng tân gia
    Mâm đồ cúng nhập trạch đầy đủ và được chuẩn bị kỹ lưỡng cho le cung tan gia

    Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành và không có chuyện mâm cúng tân gia lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn. Vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng tân gia nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!

    • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây phải tươi ngon và đẹp mắt.
    • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (có thể chọn hoa hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
    • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng tân gia hoặc mâm cơm mặn.

    Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

    Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

    Ngoài ra mâm cơm cúng nhà mới còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

    Chuẩn bị văn khấn

    Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên.

    Bài văn tế trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà và chuyển bàn thờ đến nhà mới. Gia chủ cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

    cúng tân gia
    Gia chủ thành tâm đọc văn khấn nhập trạch – bài cúng tân gia

    Sau khi đã chuẩn bị 3 mâm lễ cúng tươm tất, gia chủ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên thắp 3 nén nhang vái lạy rồi cắm vào lư nhang.

    Sau đó sẽ đọc bài văn khấn Thần Linh về nhà mới. Nếu nhà trọ, chung cư không có bàn thờ gia tiên thì gia chủ đứng trước mâm cúng ở giữa nhà để đọc bài văn khấn.

    Chuẩn bị những đồ vật (vật phẩm) khác

    Bên cạnh những vật phẩm dùng để cúng bái chính thì gia chủ cũng cần phải chuẩn bị những vật phẩm sau:

    • Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
    • Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

    Theo thủ tục vào nhà mới thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, mà các thành viên trong gia đình cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu và không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc và các vật may mắn khác,…

    Xem thêm: Phong thủy nhà bếp căn hộ và những điều cần kiêng kỵ

    Những điều cần nhớ khi cúng tân gia

    Sau khi đã cúng tân gia xong thì đây chính là các mẹo để giúp giải trừ những điều, và điềm xấu trong ngôi nhà, sẽ giúp cho gia chủ có được một ngôi nhà hoàn hảo.

    Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà

    Đây là một trong những mẹo xem nhà dân gian mà không phải ai cũng biết được. Đốt nến là một những cách đoán khí lưu của ngôi nhà cũng như tình trạng của ngôi nhà.

    Chỉ cần đốt một cây nến to ở góc đông nam nhà và theo dõi ngọn lửa cháy bạn sẽ tìm ra được huyền cơ trong toàn bộ căn nhà.

    Đầu tiên, bạn sẽ thấy được hướng khí chảy trong ngôi nhà bạn là theo hướng nào tùy theo hướng lửa cháy (chắc chắn rằng bạn phải đóng toàn bộ các loại cửa để tránh gió lùa ảnh hưởng đến quá trình đoán dòng khí).

    Ngoài ra, khi ngọn lửa cháy thẳng và lớn thì chứng tỏ ngôi nhà rất có nhiều oxy và thoáng mát còn nhà nếu quá ẩm thì lửa sẽ cháy leo lét và thiếu oxy.

    Xông nhà

    Theo quan niệm của nhiều người thì xông nhà là một hình thức đi từ trước ra sau là đã có thể xông được nhà. Tuy nhiên, đó là đối với ngôi nhà bạn đã ở quá lâu rồi, còn đối với ngôi nhà mới thì cần phải sử dụng một số loại khói xông nhà. Để giúp cho ngôi nhà trở nên sạch ẩm và loại bỏ hết mùi côn trùng.

    Khi xông nhà, bạn cần mở hết cửa nhà để tạo độ thoáng khí sau đó cầm theo một lư trầm xông nhà. Bạn mang đi khắp nhà để cho khói trầm có thể lan tỏa và át hẳn các mùi ẩm mốc trong nhà.

    Việc đi từ trước ra sau sẽ giúp loại trừ hết các khí độc có bên trong nhà và mang đến một không khí tươi mát và thơm tho cho ngôi nhà.

    Chuông gió

    Chuông gió là một trong các vật dụng hàng đầu và rất cần đối với những ngôi nhà. Chuông gió với tên gọi khác là phong linh có nhiệm vụ trong phong thủy là dẫn dắt khí trời luân chuyển trong nhà.

    Theo những người xưa, thì tiếng kêu của chuông gió tạo ra âm thanh hệ kim giúp mang đến tiền tài cho gia chủ nếu được treo đúng hướng.

    Một tác dụng khác của phong linh chính là việc cảnh báo “người âm” rằng nơi đây đã có người cư ngụ nên hãy tránh xa.

    Văn Cúng Tân Gia

    Lễ cúng tân gia nhà mới chi tiết và đúng chuẩn - Dịch Vụ Dọn Nhà

    Văn khấn tạ lễ Gia tiên

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Chúng con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

    Chúng con xin lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

    Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

    Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

    Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

    Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch là ngày lành tháng tốt

    Chúng con đã chuẩn bị thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã phù hộ cho chúng con tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….

    Chúng con xin cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ phù hộ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Với lòng thành kính chúng con chuẩn bị với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Văn khấn nhập trạch cho lễ cúng tân gia

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

    Chúng con xin kính lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

    Chúng con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

    Chúng con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.

    Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

    Tín chủ chúng con là:……………………………………..

    Ngụ tại:………………………………………..

    Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, ngày lành tháng tốt trong năm

    Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước bản tọa chư vị tôn thần, chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám.Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông mọi việc tốt lành , sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm…

    Chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về lễ cúng tân gia. Tùy theo từng vùng miền mà lễ tân gia sẽ có nét những đặc trưng riêng. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích cho mình nhé!

    Đặt mâm cúng tân gia (nhập trạch) ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng?

    Dịch vụ đặt mâm cúng Online chúng tôi sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà hoặc dự án.  Miễn phí ship.

    Hotline: 0889.069.089

  • Thủ tục, văn khấn và mâm cúng lễ nhập trạch nhà chung cư

    Thủ tục, văn khấn và mâm cúng lễ nhập trạch nhà chung cư

    Lễ nhập trach nhà chung cư theo duy tâm được hiểu là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc. Do đó, việc hiểu để chuẩn bị lễ thật chu đáo là điều cần thiết. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ, lần đầu nghe đến khái niệm này.

    Nhiều bạn trẻ hiện nay thường lựa chọn loại hình căn hộ chung cư làm nơi an cư lâu dài. Khác với loại hình nhà ở truyền thống xưa nay. Do vậy, nhiều người vẫn thắc mắc “nhận nhà chung cư có cúng không”. Câu trả lời là có. Bởi vì:

    Từ xa xưa người Việt Nam đã có truyền thống thờ phụng và cúng vái thần tiên. Đến tận ngày nay khi mà cuộc sống phát triển không ngừng truyền thống này vẫn được lưu giữ và phát huy. Thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư cũng vậy. Tại bài viết sau đây giathuecanho.com sẽ cung cấp thêm các thông tin về việc về nhà mới cần làm gì? Và những thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng này đến quý vị và các bạn.

    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?

    Bạn chắc hẳn đã nghe đến nhiều tục lệ cúng bái của Người Việt Nam. Như cúng đất đai, cúng giỗ ông bà,… Tuy nhiên, lễ cúng nhập trạch có vẻ còn khá lạ lẫm với nhiều người.

    Nghi lễ cúng Nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng nhà mới chung cư được rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam áp dụng. Nhập trạch là một cụm từ tiếng Hán – Việt với nghĩa là vào nhà mới. Việc cúng nhập trạch chính là để xin phép thần thổ địa cũng như thần linh sinh sống và cai quản tại nhà mới. Lễ nhập trạch nhà chung cư còn có ý nghĩa cầu xin thần thánh và ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi. Lễ này sẽ bao gồm việc chuẩn bị lễ vật, và đọc bài cúng về nhà mới chung cư.

    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?
    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?

    Nếu bình thường trên pháp luật bạn cần đăng ký hộ khẩu cho nhà mới thì theo tâm linh Nhập trạch chính là đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh. Lễ nhập trạch nhà chung cư được thực hiện tương tự như Nhập trạch nhà mặt đất. Tuy nhiên do đặc điểm khác nhau nên vẫn có sự khác nhau về chi tiết.

    Lễ Nhập trạch sẽ được thực hiện vào ngày tốt trong tháng và có thể được thực hiện bởi gia chủ hoặc thầy phong thủy, thầy sư. Để chuẩn bị lễ Nhập trạch gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cơ bản. Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà chung cư tiến hành đầy đủ các bước theo đúng trình tự và đọc các bài văn khấn cúng vái đến tổ tiên và thần linh.

    Thủ tục nhập trạch nhà chung cư

    Thủ tục về nhà mới ở chung cư bao gồm nhiều việc. Trong đó, chọn ngày giờ, chọn hướng, chuẩn bị mâm lễ và bài văn khấn là những việc quan trọng không thể bỏ qua.

    Việc chọn ngày giờ tốt đã trở thành một tín ngưỡng của người Việt Nam. Việc lựa chọn ngày tốt không chỉ giúp cho mọi chuyện được suôn sẻ thuận lợi mà còn giúp cho gia chủ tránh được vận xui. Chính vì vậy mà gần như trong mọi công việc người Việt đều đi xem ngày làm lễ nhập trạch nhà chung cư rồi mới quyết định.

    Người xưa đã từng nói: “Thiên bất đắc thời, nhật nguyệt vô quang; Địa bất đắc thời, vạn vật bất sinh; Nhân bất đắc thời, lợi lộ bất thông; Thần bất đắc thời, cầu chi bất linh; Quỷ bất đắc thời, địa ngục bất siêu; Thủy bất đắc thời, phong lang bất tĩnh”. Chính là để nhắc nhở con cháu phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp thì mọi chuyện mới có thể thành công.

    Cách chọn ngày làm Lễ Nhập Trạch chung cư

    Đối với Lễ Nhập Trạch nhà chung cư cũng vậy cần phải tuân theo quy luật và quan niệm của cố nhân để mang đến thuận lợi và vận may cho gia chủ. Có rất nhiều hình thức chọn ngày đẹp để chuyển nhà cũng như tiến hành Lễ Nhập Trạch trong năm. Cụ thể hơn thì có 3 cách:

    • Gia chủ có thể chọn ngày giờ Nhập Trạch theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp). Thường thì vào khung giờ này trời và đất se giao hòa thích hợp để làm việc lớn.
    • Một cách nữa chính là chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ trong nhà. Đối với cách này gia chủ cần mời thầy về xem hoặc tự đi xem tại các địa chỉ uy tín. Một phương pháp nữa là bạn có thể xem ngày giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại.
    • Chọn ngày làm Lễ Nhập Trạch theo hướng nhà cũng được nhiều gia chủ áp dụng.
    Lễ nhập trạch nhà chung cư cần có điều kiện cần và đủ là gì
    Lễ nhập trạch nhà chung cư cần có điều kiện cần và đủ là gì

    Một số ngày đại kỵ không nên làm lễ Nhập Trạch chung cư

    • Tháng Giêng tránh ngày Ngọ;
    • Tháng Hai tránh ngày Mùi;
    • Tháng Ba tránh ngày Thân;
    • Tháng Tư tránh ngày Dậu;
    • Tháng Năm tránh ngày Tuất;
    • Tháng Sáu tránh ngày Hợi;
    • Tháng Bảy tránh ngày Tý;
    • Tháng Tám tránh ngày Sửu;
    • Tháng Chín tránh ngày Dần;
    • Tháng Mười tránh ngày Mão;
    • Tháng Mười một tránh ngày Thìn;
    • Tháng Chạp tránh ngày Tị.

    Ngày Nguyệt kỵ trong tháng có nghĩa là các ngày có số cộng vào bằng 5. Trong một tháng sẽ có các ngày như: Ngày 05: 0+5=5; Ngày 14: 1+4=5; Ngày 23: 2+3=5. Ông bà ta đã thường có suy nghĩ nửa đầu, nửa đoạn làm việc gì cũng dang dở, vất vả. Chính vì vậy việc dọn nhà vào cũng như tiến hành Lễ cúng Nhập trạch không nên tiến hành vào những ngày này.

    Ngày Tam Nương sát là các ngày mà gia chủ cũng nên tránh khi cúng Lễ Nhập Trạch cụ thể là các ngày:

    • Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7);
    • Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18);
    • Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27).

    Vào các ngày này Ngọc Hoàng sẽ sai tam nương xuống hạ giới để thử lòng phàm nhân nên mọi công việc sẽ bị trễ nải.

    Chọn ngày nhập trạch theo hướng căn hộ

    Theo như phong thủy thì hướng nhà rất quan trọng nó tạo nên tương sinh cũng như tương khắc. Vì vậy gia chủ có thể chọn các ngày theo hướng để mang lại may mắn và tránh xui xẻo. Cụ thể:

    • Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.
    • Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.
    • Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.
    • Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ nhập trạch về nhà mới

    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ về nhà mới
    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ về nhà mới

    Lưu ý trước khi dọn về căn hộ mới

    Trước khi vào nhà mới và làm lễ Nhập Trạch cho nhà chung cư gia chủ nên chọn các vật dụng cần thiết với nhà mới và gia đình mình để mang đi. Đồ không dùng đến nữa có thể đem cho hoặc vứt đi để tiết kiệm thời gian dọn dẹp cũng như dọn gọn gàng cho nhà mới.

    Bạn cũng nên đóng đồ đạc thành từng thùng theo nhu cầu sử dụng và nhớ ghi tên trên nắp thùng. Đối với các đồ đạc dễ vỡ nên được bọc cẩn thận trong giấy báo hoặc trong vải. Đối với đồ dùng dạng lỏng lên bọc kín qua nhiều lớp túi tránh đổ ướt các đồ đạc khác.

    Kiểm tra lại đồ đạc cẩn thận trước khi chuyển đi để tránh bỏ sót hay quên đồ. Bạn nên thuê các dịch vụ xe chuyển nhà trọn gói để giảm bớt thời gian và công sức. Nếu có thể bạn nên nhờ người thân và bạn bè chuyển đồ cùng trước vài ngày để không bị cập rập.

    Nếu ở nơi ở cũ gia đình bạn thường xuyên gặp trắc trở thì nên mua sắm chổi, giường, thảm, rèm mới. Nếu nơi ở mới là nơi kinh doanh của bạn thì nên bày thêm bàn thờ thần tài. Bạn cũng nên mua thêm tinh dầu hoặc các chậu cây nhỏ xinh vật dụng trang trí cho nhà mới.

    XEM THÊM:

    Mâm cúng nhập trạch chung cư

    Câu hỏi nhiều người đặt ra có lẽ là “lễ vật chuẩn bị cho lễ nhập trạch gồm những gì?”, “Lễ về nhà mới cần những gì?”, “Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?”. Để chuẩn bị cho lễ cúng Nhập Trạch nhà chung cư gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cơ bản sau đây cho mâm cúng nhập trạch chung cư. Hay còn gọi là mâm cơm cúng về chung cư mới:

    • Ngũ quả (5 loại quả)
    • Hoa tươi
    • Nhang (hương)
    • Một cặp nến cốc
    • Một bộ Tam sên (tôm/cua/thịt/trứng vịt mỗi thứ chuẩn bị 1 con/miếng/quả)
    • Một đĩa xôi
    • Một con gà luộc
    • Ba miếng trầu cau têm sẵn
    • Một đĩa muối gạo
    • Ba lọ muối – gạo – rượu. Và trà – Rượu – Nước mỗi thứ 3 lọ
    • Bộ vàng mã bao gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, giấy tiền, vàng lá, nến mỗi thứ 5 tập. Các vật dụng này cần được đặt tại hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – bắc – đông.

    Với tất cả những lễ vật này, bạn đã có thể tự tin làm lễ cúng về nhà mới rồi đấy.

    Mâm cúng nhập trạch gồm những gìv
    Sắm lễ nhập trạch làm mâm cúng nhập trạch chung cư
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch vào nhà chung cư mới cần những gì
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng lễ vào nhà mới

    Thủ tục lễ Nhập trạch căn hộ chung cư

    Nếu đầy là lần đầu tiên bạn làm lễ nhập trạch nhà mới. Thì chắc hẳn sẽ rất bối rối và không biết cách cúng về nhà mới như thế nào. Để tiến hành Lễ Nhập Trạch nhà chung cư gia chủ cần thực hiện theo thủ tục vào nhà mới chung cư như sau. Đầu tiên gia chủ cần chuẩn bị một bếp than củi. Bếp than này sẽ được đặt ở giữa lối đi qua cửa chính của nhà mới. Chính chủ đứng tên nhà sẽ bê bát hương thờ Thổ công để bước chân qua bếp than. Lưu ý khi bước cần bước chân theo thứ tự: trái trước, phải sau.

    Tiếp theo sau các thành viên trong nhà sẽ lần lượt bước vào theo sau. Người vợ thường sẽ cầm theo tư trang và tiền của để vào nhà. Con cái bước theo sau có thể mang thêm chảo, nồi và các vật dụng khác trong nhà. Một lưu ý là các thành viên đều bắt buộc phải mang một thứ gì đó vào nhà mới.

    Khi chuyển vào nhà mới nên chuyển vào buổi sáng. Đèn trong nhà cũng nên bật sáng toàn bộ. Cửa sổ cửa chính trong nhà đều được mở toàn bộ để đón ánh sáng cũng như thu hút tài lộc và nguồn vượng khí. Các đồ vật mang theo vào nhà mới thường là chiếu, đệm, bếp gas, chổi quét nhà, muối, gạo và lễ vật cúng nhập trạch. Gia chủ cần thực hiện nghi lễ cúng vái cũng như xin phép được ở trong nhà mới với thần linh và Thổ địa. Gia chủ cũng cần làm lễ cúng để rước ông bà Tổ tiên về nhà mới.

    Khi cúng nhập trạch cần lưu ý những gìv
    Khi cúng nhập trạch cần lưu ý những gì

    Gia chủ cần sắp các lễ vật đã được chuẩn bị theo hướng hợp với mệnh của mình. Sau đó thắp hương để xin nhập trạch. Tiếp theo, bếp cần được khai lửa, đun nước bởi chính gia chủ. Nước đó sẽ được dùng để pha trà, dâng ông bà tổ tiên và thần linh.

    Sau khi thực hiện bài văn khấn gia chủ cần làm lễ yết cáo đến Gia tiên sau đó mới được bố trí đồ đạc trong nhà. Sau khi dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa gia chủ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện nghi lễ bái tạ đến thần linh, chư vị thần Phật và ông bà Tổ tiên.

    Một số chú ý khi làm Lễ cúng Nhập Trạch nhà chung cư

    Đầu tiên bạn cần phải chọn ngày giờ tốt để dọn vào nhà mới. Có một lưu ý khi chuyển nhà là gia chủ cùng người thân phải tự dọn đồ. Khi vào nhà phải mang theo 1 món đồ nào đó, tuyệt đối không đi tay không.  

    Đối với phần bát hương và bài vị cúng Tổ tiên phải do gia chủ tự cầm. Các thành viên trong gia đình sẽ mang theo những món đồ có giá trị hoặc tiền vào sau.

    Cúng nhập trạch giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi
    Cúng nhập trạch giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi

    Thời gian vào nhà mới lý tưởng nhất là vào buổi sớm, trưa. Về cơ bản, thì gia chủ lên chọn lúc trời còn sáng sủa, mặt trời chưa lặn. Thường thì người ta hạn chế vào nhà vào buổi tối bởi sẽ không mang đến may mắn. Không nên vào nhà vào mới vào dịp cuối tháng nên vào từ khoảng mùng 1 đến rằm.

    Thông thường Lễ Nhập Trạch sẽ được tiến hành với các bước sau đây: Bước đầu tiên chính là mang bếp than hoặc bếp gas vào nhà trước. Bước tiếp theo chính là gia chủ bước qua bếp than và vào nhà trước. Sau đó các thành viên trong gia đình cầm chổi quét đi sau. Sau đó sẽ tiến hành đọc văn khấn, đun nước là có thể kết thúc Lễ Nhập Trạch.

    Một lưu ý nữa là khi nước sôi đừng vội bắc ra mà để trên bếp lâu hơn bình thường một chút, chừng 10 phút. Nếu Lễ Nhập trạch nhà chung cư chỉ để lấy ngày thì riêng gia chủ nên ở thêm 1 đêm. Không ngủ lại buổi trưa bởi điều này sẽ mang đến xui xẻo, không may mắn.

    Một số đối tượng không nên tham gia:

    • Người đang có bầu
    • Người cầm tinh con Hổ

    Tránh được những điều này thì Lễ Nhập Trạch cũng như cuộc sống gia đình sau này mới thuận lợi.

    XEM THÊM:

    Văn khấn nhập trạch chung cư

    Theo phong tục của người Việt xưa, khi làm bất cứ lễ nghi cúng bái nào đều phải thắp nhang trình bày đến thần linh và tổ tiên. Đó gọi là văn khấn. Khi làm lễ nhập trạch chung cư cũng vậy, chúng ta cần biết để đọc văn khấn lễ nhập trạch cho đúng nhằm thể hiện lòng thành. Khi nhập trạch chung cư sẽ có 2 loại văn khấn.

    Văn khấn thần linh xin nhập trạch cho căn hộ chung cư

    Văn khấn thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bài cúng nhập trạch. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh tại nhà mới. Khi được chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài khấn nhập trạch đối với thần linh như sau:

    Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

    Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

    Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

    Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm  ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

    Các vị Thần linh,

    Thông minh chính trực,

    Giữ ngôi tam thai

    Nắm quyền tạo hoá

    Thể đức hiếu sinh

    Phù hộ dân lành

    Bảo vệ sinh linh.

    Nêu cao chính đạo

    Gia đình của chúng con vừa chuyển đến căn hộ số …. tầng …. tòa nhà …. chung cư…….Nay mọi việc viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào căn hộ mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

    Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về căn hộ mới để thờ phụng.

    Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

    Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

    Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

    Cẩn cáo!

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Đọc văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư
    Đọc bài khấn nhập trạch nhà chung cư

    Văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà chung cư mới

    Thủ tục về nhà mới ở chung cư không thể thiếu phần khấn bái gia tiên thông báo gia đình chuyển nơi ở. Văn khấn về nhà mới cho gia tiên trong bài cúng nhập trạch chung cư như sau:

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

    Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

    Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

    Chúng con vừa dọn đến căn hộ số …. tầng …. tòa nhà …. chung cư….

    Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

    Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về căn hộ này để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

    Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

    Cẩn cáo!

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Đọc văn khấn gia tiên để cầu mong ông bà phù hộ độ trì
    Đọc văn khấn gia tiên để cầu mong ông bà phù hộ độ trì

    Giathuecanho.com đã cung cấp các thông tin về lễ Nhập trạch nhà chung cư đến quý vị và các bạn qua bài viết trên đây. Việc dọn về nhà mới là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình nên cần được chuẩn bị cẩn thận. Mong rằng các thông tin mà chúng tôi đã cung cấp đã mang đến kiến thức bổ ích cho quý vị và các bạn. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác bạn có thể truy cập vào Giathuecanho.com.

    Thông tin liên hệ khi cần thuê/mua bán căn hộ tại TPHCM

    • Địa chỉ: 01 Ngô Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Website: https://giathuecanho.com/
    • Hotline: 0981 041 694
    • Mail: truongtainang2018@gmail.com

    Nếu còn bất cứ thắc nào. Quý khách đừng ngần ngại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

  • Cúng khai trương công ty cầu mong may mắn, kinh doanh phát đạt

    Cúng khai trương công ty cầu mong may mắn, kinh doanh phát đạt

    Cúng khai trương công ty là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu khi tiến hành chuyển văn phòng mới. Để thể hiện lòng thành kính lên thổ địa, thần linh doanh nghiệp cần chuẩn bị công đoạn này một cách chu đáo, cẩn thận. Nhờ đó những lời cầu nguyện phù hộ độ trì sẽ được chấp thuận, giúp công việc làm ăn, buôn bán thuận lợi. Do đó, hãy cùng theo dõi những những thông tin hữu ích trong bài viết này của GIATHUECANHO bạn nhé!

    Tại sao cần cúng khai trương công ty

    Dân gian có câu “Đất có thổ công – sông có hà bá”, mỗi vùng đất sẽ do Thổ Địa cai quản và có vong hồn tồn tại. Do đó việc cúng khai trương chính là hình thức thông báo, trình diệt các thế lực “siêu hình” này. 

    Cúng khai trương công ty là hình thức báo cáo, xin phép thổ địa, thần linh
    Cúng khai trương công ty là hình thức báo cáo, xin phép thổ địa, thần linh

    Để việc kinh doanh, buôn bán có thể “đầu xuôi đuôi lọt”, công đoạn hết sức quan trọng. Bạn cần cân bằng các yếu tố tự nhiên, xã hội, con người để đạt được “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Nhờ đó, công việc làm ăn sẽ phát triển, thuận lợi, lên như diều gặp gió.

    Theo tín ngưỡng dân gian, để có một khởi đầu thuận buồm xuôi gió, gia chủ cần thành tâm dâng lễ và chuẩn bị buổi khai trương cẩn thận, chu đáo. Đây chính là hình thức ra mắt thần linh, thổ địa, cầu mong những điều may mắn, suôn sẻ. 

    Lưu ý khi làm lễ cúng khai trương công ty

    Dù nơi đặt là văn phòng công ty là nhà của chính bạn hay đi thuê văn phòng thì việc cúng lễ khai trương công ty, cửa hàng cần được chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng. Thậm chí, một số người cho rằng việc xảy ra thiếu sót có thể khiến thổ công, thần linh phật ý, không tiếp nhận lòng thành từ gia chủ. Từ đó làm ảnh hưởng đến công việc làm ăn.

    Chuẩn bị lễ vật đầy đủ
    Chuẩn bị lễ vật đầy đủ

    Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế tối đa các thiếu sót trong buổi lễ:

    • Lên danh sách chi tiết những lễ vật cần có trong buổi lễ khai trương để hạn chế thiếu sót.
    • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bình tĩnh. Khi dâng lễ, cầu khấn phải thể hiện được sự thành tâm, cung kính. 
    • Chú ý vị trí đặt mâm cúng. Tốt nhất bạn nên tìm người am hiểu về lĩnh vực này để chỉ điểm, hướng dẫn nhằm tránh những sai sót không đáng có. 
    • Tiến hành các thủ tục cúng vái đầy đủ. Lời khấn là cách giao tiếp, bày tỏ lòng thành kính lên các bề trên do đó cần phải chú ý trong cách lựa chọn và trình bày.

    Có thể bạn quan tâm:  Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Mộc thuận lợi kinh doanh

    Bài văn khấn cúng khai trương 

    Chọn văn khấn phù hợp để tỏ lòng thành kính đối với các bậc bề trên
    Chọn văn khấn phù hợp để tỏ lòng thành kính đối với các bậc bề trên

    Văn cúng khai trương công ty là cách để giao tiếp và thể hiện ước nguyện của gia chủ lên thần linh, thổ địa để cầu xin phù hộ độ trì, giúp công việc kinh doanh thuận lợi. Nếu quá trình này diễn ra thuận lợi, đúng phong thủy sẽ giúp việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. 

    Dưới đây là bài khấn khai trương đúng chuẩn: 

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

    Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

    Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

    Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

    Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

    Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh……. cúi mong soi xét.

    Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

    Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Hoặc bạn có thể tham khảo thêm Văn khấn cúng khai trương khác của Tịnh pháp giới chân ngôn:

    Ôm lam, ôm sĩ lâm (đọc đi đọc lại 7 lần).

    Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm, án, độ rô độ rô, địa vĩ, ta bà ha (đọc đi đọc lại 7 lần).

    Hôm nay là ngày… tháng …năm… con tên là …tuổi …, (Nói rõ ngày làm lễ, tên tuổi của gia chủ) đang cư ngụ tại hộ khẩu thường trú (hoặc có thể là tạm trú )…số phường … quận…

    Con xin thành tâm thiết lễ với kim ngân vàng bạc, hương đăng, trà quả, bánh trái kính dưng.

    Con xin kiến chủ vị Tài Thần, Phúc Thần, Ông Chủ Đất, bà chủ Đất, người khuất mặt ở nơi đây …(địa chỉ chỗ bán hàng ). Ngày khai trương này, cũng như mãi mãi, con đều làm ăn phát đạt, mua may bán đắt …lợi lộc dồi dào …

    Lưu ý: Bạn nên ghi bài cúng vào giấy để tránh thiếu sót khi trình bày. Lúc đốt vàng mã hãy đốt luôn tờ giấy có ghi bài cúng. 

    Cúng khai trương công ty là cách giao tiếp và thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với thần linh, thổ địa. Bởi vậy, chắc chắn những chia sẻ trong bài viết của GIATHUECANHO sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong công đoạn này. Hi vọng với những chia sẻ này của chúng tôi sẽ góp phần giúp công việc kinh doanh, buôn bán của bạn trở nên thuận lợi, lên như diều gặp gió.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694
  • Cúng vía thần tài cần chuẩn bị những gì để may mắn, phát đạt

    Cúng vía thần tài cần chuẩn bị những gì để may mắn, phát đạt

    Cứ đến mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi gia đình, nhất là các gia đình kinh doanh thường làm mâm cỗ cúng vía Thần Tài. Với mong muốn thần sẽ phù hộ tài vận của gia đình, mang đến mọi điều may mắn về tài lộc cho một năm mới tốt lành. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa biết cúng vía Thần Tài như thế nào cho đúng cách? Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Ngày vía thần Tài có ý nghĩa gì?

    Thần Tài là vị thần linh thiên, mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng vía Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. 

    Tuy nhiên, ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.

    cúng vía thần tài
    Cúng vía thần tài với hy vọng đem lại nhiều may mắn và phát đạt trong kinh doanh

    Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người dân sẽ cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc.

    Ngoài ra, dân gian còn quan niệm rằng mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ luôn được may mắn quanh năm.

    Ngày vía Thần Tài cúng vào giờ nào tốt?

    Ngày vía Thần Tài cúng vào giờ nào là thắc mắc được nhiều gia đình. Vía Thần Tài thường được tiến hành vào ngày mùng 10 âm lịch hàng năm. 

    Cúng Thần Tài vào giờ nào sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Bạn nên chọn khung giờ hợp với tuổi của mình để việc làm ăn trong một năm được suôn sẻ, thuận lợi và mang đến cho gia đình tài lộc đong đầy. 

    Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng và những điều quan trọng phải biết

    Cúng vía Thần Tài nên chuẩn bị gì?

    Trước khi bắt đầu lễ cúng, gia chủ nên ăn mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc phải chải chuốt một cách gọn gàng. Khi lau dọn cũng như bày biện bàn thờ Thần Tài bạn cần phải sử dụng một chiếc khăn sạch riêng để lau dọn. 

    Đặc biệt lưu ý là không được đặt bàn thờ Thần Tài trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ, ở những nơi không gọn gàng, sạch sẽ và cũng không được để bàn thờ thần tài ở ngay lối ra vào.

    Việc thờ cúng Thần Tài cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy trình để việc cầu khấn được linh thiêng hơn.

    Lau dọn bàn thờ Thần Tài

    Bàn thờ Thần Tài được đặt ở dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính đều được. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị của Thần Tài.

    Sửa soạn và chuẩn bị bàn thờ thần tài
    Sửa soạn và chuẩn bị cúng thần tài

    Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

    Trước khi cúng vía Thần Tài, bạn phải lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận, sạch sẽ.  Nước lau rửa bao sái ban Thần Tài là nước ngũ vị hương được đun lên từ 5 loại lá hương liệu gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả và lá mùi ( hoặc lá bưởi tùy mùa).

    Không nên lau rửa bàn thờ bằng rượu gừng nếu bàn thờ bằng gỗ sẽ làm hỏng bàn thờ, tắm tượng sứ rượu gừng thì không sao.

    Tuy nhiên cần nhớ rằng, 1 năm 12 tháng gia chủ chỉ tắm cho tượng 5 lần/1 năm và tắm tượng vào ngày 10 hàng tháng. 

    Khăn lau bàn thờ riêng, khăn tắm tượng Thần Tài – Thổ Địa riêng, những chiếc khăn này tuyệt đối không được cùng dùng vào những việc khác.

    Chuẩn bị đồ cúng vía Thần Tài

    Tùy vào từng gia đình mà sẽ có những cách bày lễ cúng vía Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên chung quy thì có 2 cách cúng vía Thần Tài ngày mùng 10 đó là lễ cúng mặn và lễ cúng chay. 

    Để cúng Thần Tài vào những tháng chay và mặn bạn cần chuẩn bị như sau:

    Lễ cúng mặn

    Vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường chuẩn bị các lễ vật sau để cúng: 1 bình bông thọ, một bộ tam sên bao gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt, 1 con tôm hay cua, tất cả đều là món luộc. 

    Đây là các món ăn mang lại tài lộc theo quan niệm dân gian. Ngoài ra, tuỳ mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác.

    Ngoài những lễ vật mặn ra thì các gia đình còn cần phải chuẩn bị thêm 5 thứ trái cây trong đó có trái dừa, 5 cây nhan, 5 chum rượu, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối và vàng bạc đại 2 miếng…. 

    Mâm cỗ cúng vía thần tài
    Mâm cỗ cúng vía thần tài

    Lễ cúng mặn được tổ chức từ tháng 1 cho đến tháng 6 âm lịch. Các gia đình cúng vía Thần Tài để cầu xin cho một năm mới làm ăn được thuận lợi, phát lộc, phát tài….

    Bạn cũng nên cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp được vận hên hoặc tài lộc vào nhà nhé. Đồ cúng thường được lựa chọn như lợn, vịt quay, gà, hoa quả, nước uống. Dân gian thường truyền miệng rằng, Thần Tài rất thích các món cua biển, heo quay và chuối chín vàng… Bạn cũng có thể đưa các món này vào để cúng thần tài.

    Lễ cúng chay

    Sau cách cúng vía Thần Tài ngày bằng các lễ vật mặn thì các gia đình có thể thực hiện lễ cúng chay. 

    Lễ cúng chay thường được thực hiện từ tháng 7 cho tới tháng 12 âm lịch hàng năm. 

    Để tiến hành lễ cúng chay thì gia đình cần chuẩn bị các lễ vật như: 1 bình hoa gồm 5-7 bông cúc vạn thọ. Trái cây, nhan, chum nước, mỗi thứ 5 cái. 

    Ngoài ra còn chuẩn bị thêm đèn cầy 2 chiếc, 2 điếu thuốc, gạo muối và vàng bạc đại 2 miếng. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bánh chay như bánh tét, bánh ngọt… 

    Xem thêm: Mâm cỗ cúng giao thừa cần gì và những điều phải biết khi cúng giao thừa?

    Thắp hương ngày vía Thần Tài

    Việc thắp nhang cho thần 2 vị thần Tài và Thổ Địa cũng không cần phải quá cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần lưu ý nên lựa chọn nhang có lộc, sạch và thường xuyên thay nước là được. 

    Còn khi gia chủ muốn cầu xin điều gì thì nên thắp 3 nén nhang và sắp xếp theo hàng ngang ngay ngắn. Hiện nay, nhang trầm có hương thơm dễ chịu, nhẹ nhàng, bạn có thể lựa chọn loại hương này.

    Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài

    Gia chủ đọc đúng bài văn khấn Thần Tài là một trong những việc rất quan trọng. Để cung thỉnh Thần Tài về, mọi nhà khi hành lễ cần phải đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài. Để mọi việc được suôn sẻ, gia chủ làm ăn buôn bán phát tài phát lộc.

    Những lưu ý trong ngày cúng vía Thần Tài

    Cũng như các phong tục tâm linh khác của người Việt, ngày cúng vía Thần Tài cũng cần phải tránh làm một số điều dưới đây để không tán tài, tán lộc:

    Cúng thần tài cần phải lưu ý nhiều điều
    Cúng vía thần tài cần phải lưu ý nhiều điều quan trọng
    • Hàng tháng cần phải lau dọn bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. 
    • Khi lau dọn bàn thờ, khăn để lau và tắm cho Thần Tài phải là khăn riêng và không được dùng vào việc khác.
    • Hoa cúng vía Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ và có hương thơm càng tốt. Quả cũng không được dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng vía Thần Tài bằng các loại quả tươi, ngon. Nhiều người vẫn thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
    • Khi đốt nhang, gia chủ cần phải thay nước lọ hoa và thay nước uống,…
    • Gạo muối sau khi cúng xong thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài. 
    • Tránh để các con vật như chó, mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
    • Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
    • Rượu hay nước thì nên đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.
    • Bộ tam sên hay bánh trái nên chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.

    Ngày cúng vía Thần Tài là ngày rất quan trọng của người Việt, đặc biệt là với những người kinh doanh. Ngày này thường được chuẩn bị rất chỉnh chu mong muốn mang tài lộc vào nhà quanh năm. Hy vọng với các chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích để chuẩn bị tốt nhất cho việc thờ cúng Thần Tài. 

    Trên đây là những thông tin bạn cần biết về lễ thần tài nói riêng và các ngày lễ phong tục nói chung. Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác cùng chuyên mục Phong thủy nhà cửa của chúng tôi.

  • Cúng rằm tháng Giêng và những điều quan trọng phải biết 

    Cúng rằm tháng Giêng và những điều quan trọng phải biết 

    Rằm tháng giêng là một trong những ngày quan trọng của người Việt, cần phải chuẩn bị đầy đủ. Vậy cúng rằm tháng giêng mang ý nghĩa quan trọng thế nào, cần chuẩn bị lễ vật nào? cần lưu ý những gì? Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng

    Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu (“Nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm), có nghĩa là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân ở các nước châu Á coi việc cúng rằm này rất quan trọng.

    Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).

    cúng rằm tháng giêng
    Rằm tháng Giêng hay tết nguyên tiêu là ngày lễ quan trọng của người Việt

    Vào ngày này, mọi người thường đi lễ chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong mọi điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong năm mới.

    Đây là lễ rất quan trọng trong năm nên ông bà xưa thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

    Rằm tháng Giêng thường được cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng giêng. Giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục của cha ông ta từ xưa là thường cúng vào giờ Ngọ.

    Những điều nên làm khi cúng rằm tháng Giêng để may mắn cả năm

    Mỗi vùng miền mỗi dân tộc có phong tục và các nghi lễ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi cúng vào rằm tháng Giêng, bạn phải lưu ý những điều sau.

    Nên cúng vào ngày chính rằm

    Để tổ chức cúng rằm tháng Giêng, mọi nhà thường cúng vào ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Bởi vì họ chưa thu xếp được công việc hoặc cho rằng, có thể cúng rằm vào các ngày trên đều được.

    Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho biết, các gia đình không nên cúng rằm tháng Giêng quá sớm hoặc quá muộn. Mà nên cúng vào ngày chính rằm tức ngày 15 tháng Giêng.

    Đặc biệt cần lưu ý nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ để đúng với phong tục từ xưa của ông bà ta.

    Xem thêm: Vì sao lại phải cúng tân gia? Cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?

    Nên làm 2 mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng

    Khác với các ngày rằm khác trong năm, ngày rằm tháng Giêng nhiều người cho rằng đó là thời điểm lúc Phật giáng trần. Vì thế, nhiều người Việt rất coi trọng lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà.

    cúng rằm tháng giêng
    Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng

    Theo đó, để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, các gia đình nên chuẩn bị sắm lễ và làm 2 mâm cơm cúng rằm. Cụ thể, gia chủ nên chuẩn bị 1 mâm cỗ chay để cúng Phật và 1 mâm cỗ mặn để cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

    Dùng hoa gì để dâng lễ?

    Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng bàn thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ hay huệ trắng.

    Các đồ dùng như bát, đĩa, đũa, thìa…để đựng các lễ cúng mặn phải sử dụng các đồ mới, riêng biệt.

    Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác của gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ và không uế tạp.

    Thắp hương sao cho đúng?

    Khi thắp hương, người ta sẽ thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, bạn có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

    Tuy nhiên, tùy vào không gian thờ cúng, nếu nhà chật, có thể thắp 3 nén cho bát hương thờ Phật. Những bát hương còn lại thì thắp 1 nén để khói hương không gây ngột ngạt và phòng tránh hỏa hoạn.

    Nên đi lễ chùa cầu may, cầu an và cầu phúc sau khi cúng tại nhà

    Sau khi sửa soạn mâm cỗ cúng Phật và gia tiên tươm tất tại nhà, các gia đình nên đi lễ chùa để cầu may, cầu an và cầu phúc cho năm mới được suôn sẻ.

    Nhiều người cho, rằm tháng Giêng còn được xem là ngày vía Thiên quan. Bởi thế, hầu như trong ngày này, nhiều người đến chùa lễ sẽ rất đông đúc để giải trừ tai ách và cầu nguyện an lành.

    cúng rằm tháng giêng
    Đi chùa cầu an ngày rằm tháng Giêng

    Khi đến lễ chùa, gia chủ chỉ cần sửa soạn hoa quả, xôi thịt, tiền vàng và thành tâm cầu nguyện là đủ.

    Nên phóng sinh đầu năm

    Cũng theo quan niệm của nhiều người, vào thời điểm đầu năm mới hoặc vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên phóng sinh.

    Việc làm này để cầu sức khoẻ, may mắn mong cả năm suôn sẻ và bình an.

    Song nói như vậy không có nghĩa là các bạn phóng sinh ồ ạt, quá nhiều hoặc tiện tay thả cho xong.

    Ngược lại, thuận duyên lúc nào thì sẽ thả phóng sinh lúc đó và việc làm này cần phải xuất phát từ tâm của mỗi người.

    Xem thêm: Cúng tất niên có ý nghĩa gì và những điều bạn phải biết

    Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

    Trong ngày lễ này, mỗi gia đình có thể cúng cơm chay, hương đèn, hoa quả hoặc mâm lễ mặn, xôi gà và cơm canh thành kính dâng lên tổ tiên.

    Tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể sẽ khác nhau.

    Nhưng đều là để thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

    Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để bạn cầu nguyện an lành cho cả năm. Những người theo đạo Phật thường cúng chay trong ngày này, cũng tùy theo tín ngưỡng mà có gia đình cúng Phật, có nhà cúng Thổ công, cũng có gia đình cúng Thần tài.

    Nhưng không thể thiếu mâm cúng gia tiên để tạ ơn ông bà, cha mẹ đã phù hộ cho con cháu phước lành và giải trừ những tai ương cho một năm mới.

    Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng Giêng

    Nhiều gia đình vẫn luôn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn và giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu và canh xào không thêm nhiều hương liệu.

    Ngày nay, ở nhiều gia đình cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu cho cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy và hạnh phúc tròn đầy.

    mâm cúng chay
    Mâm cỗ chay cúng Phật

    Cỗ cúng chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

    Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy và màu vàng hành kim.

    Ăn cơm chay là một cách để hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

    Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng

    Với các gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống như mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát và 6 đĩa.

    Với các gia đình khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát bao gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến và bát mọc.

    6 đĩa bao gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

    Theo phong tục, cúng rằm tháng Giêng phải có đôi chân giò để gia đình được sung túc ấm no, có đôi có cặp. Ở nhiều nơi chân giò có thể được thay thế bằng giò chả.

    Ngoài các món mặn, mâm cơm cúng gia tiên ngày rằm còn có món xào và món canh, thường là canh ngũ sắc hoặc canh măng miến tùy theo sở thích của từng gia đình. Ở phương Nam,còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh thường là canh khổ qua.

    Mâm cỗ không thể đầy đủ nếu thiếu đi bát cơm tẻ, hạt cơm trắng trong đầy đặn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở. Và tiếp nối truyền thống coi trọng nông nghiệp và quý trọng lương thực của ông cha.

    Mâm cơm mặn cúng rằm tháng Giêng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của dưa hành và vị ngọt của bánh.

    Tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những điều đen đủi có thể đến trong năm mới.

    Các vật phẩm cúng khác

    Ngoài những lễ cúng như trên thì cần chuẩn bị thêm các vật cúng khác gồm có:

    • Rượu trắng
    • Trầu cau
    • Đèn nến
    • Hương hoa vàng mã.

    Với những chia sẻ trên đây về vấn đề cúng rằm tháng Giêng, hy vọng có thể giúp bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích chuẩn bị sao cho đầy đủ.

    Mời bạn đọc thêm: Các bài viết cùng chuyên mục Phong thủy nhà ở

    Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo liên hệ tư vấn khi có nhu cầu tìm mua đầu tư dự án bất động sản với Giá thuê căn hộ.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694

  • Cúng khai trương đầu năm cần chuẩn bị những gì?

    Cúng khai trương đầu năm cần chuẩn bị những gì?

    Lễ cúng khai trương đầu năm chắc hẳn chẳng còn ai xa lạ. Cứ mỗi đầu năm mới, các gia chủ đặc biệt là những nhà có làm ăn buôn bán thì việc quan trọng nhất trong ngày xuân là chọn ngày giờ đẹp để tổ chức lễ cúng khai trương mở đầu năm mới cho gia đình. Lễ cúng khai trương này mang theo sự gửi gắm của gia chủ, cầu mong một năm an lành, làm ăn phát đạt. Vậy cúng khai trương đầu năm cần phải chuẩn bị những gì, cùng tìm hiểu trong chuyên mục Phong thuỷ nhà cửa dưới đây.

    Ý nghĩa của việc cúng khai trương

    Tương truyền rằng “Đất có thổ công – sông có hà bá”, ở mỗi vùng đất chúng ta đang sinh sống đều do vị Thổ Thần nơi đó cai quản. Và các vong hồn cũng đang tồn tại ở đó.

    Việc làm lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng hay quán ăn là một cách để những người còn sống thông báo và trình diện với những thế lực “siêu hình” đó.

    Cúng khai trương đầu năm cho gia chủ kinh doanh
    Cúng khai trương đầu năm cho gia chủ kinh doanh

    Người Việt ta cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” cho dù bạn có giỏi toan tính nhưng kết quả quyết định thành bại một phần cũng do trời định đoạt.

    Người dân luôn quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, nhờ lễ cúng này, công việc làm ăn buôn bán và các hoạt động giao dịch sau đó sẽ rất xuôi chèo mát mái.

    Và khi một công ty, cửa hàng kinh doanh, quán xá hay cửa tiệm mới được thành lập bắt đầu khởi sự làm ăn buôn bán. Thì người Việt, người Hoa cũng đều thực hiện nghi thức, chuẩn bị mâm lễ vật và văn khấn “Cúng khai trương” để cầu tài lộc, mua may bán đắt.

    Theo văn hóa của dân làm ăn buôn bán, cúng khai trương là một lễ cúng rất quan trọng, cần thực hiện chu đáo và thành tâm.

    Chính vì vậy, để khởi sự kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, Đại cát Đại lợi, gia chủ cần phải làm lễ khấn cúng khai trương thật chu đáo. Để ra mắt thổ địa, thần linh mang đến nhiều may mắn cho việc kinh doanh buôn bán.

    Tùy theo từng vùng miền mà phong tục cúng kiến lễ lạt sẽ khác nhau, theo đó bạn dựa vào đặc điểm này để có thể sắm cho buổi lễ một mâm lễ vật đủ đầy mà đúng theo văn hóa Việt.

    Vì sao phải cúng khai trương đầu năm?

    Theo phong tục tập của người Việt, tục lệ cúng khai trương đầu năm có mặt ở hầu hết các gia đình, cửa tiệm hoặc công ty trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên Đán. Cứ một năm qua đi, người dân lại chọn một ngày để cúng khai trương, coi như là ngày mở hàng của năm mới. Nghi lễ này được thể hiện cho một chu kỳ thời gian, một chu kỳ làm ăn mới.

    Cúng khai trương đầu năm với hy vọng mọi điều đen đủi, ưu phiền của năm cũ sẽ qua, bắt đầu việc làm ăn của năm mới buôn may bán đắt, suôn sẻ và thuận lợi hơn năm cũ. Đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán việc tổ chức cúng khai trương đầu năm  mang ý nghĩa rất quan trọng. Gia chủ cần phải có sự tỉ mỉ, chu đáo trong việc sắm lễ cúng và cách cúng.

    Xem thêm: Cúng tân gia cần chuẩn bị gì

    Cúng khai trương đầu năm cần chuẩn bị những gì?

    Buổi lễ cúng khai trương trong ngày đầu năm mới cần chuẩn bị thật chu đáo, tỉ mỉ, từ việc sửa soạn mâm lễ đến việc cúng bái.

    Cách chọn ngày giờ khai trương

    Theo quan niệm xưa của ông cha ta, việc chọn ngày thường được ưu tiên cho những ngày chẵn.

    Bởi vì, mong muốn được đong đủ đầy cho tài lộc và công việc nên những con số chẵn sẽ biểu thị sự đầy đủ.

    Thường các ngày được lựa chọn vào tháng giêng âm lịch như:2,4,6,8.

    Chuẩn bị mâm cỗ

    Sau khi đã chọn được ngày giờ chính xác việc chuẩn bị mâm cúng khai trương đầu năm là điều không thể thiếu đối với bất cứ cơ quan, cá nhân hay doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn.

    Để lễ khai trương đầu năm được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp mọi người thường chuẩn bị lễ vật rất đầy đủ và thành kính.

    Một mâm cúng ngày đầu năm tại công ty
    Một mâm cúng ngày khai trương đầu năm tại công ty

    Vậy mâm cúng khai trương bao gồm những gì? Để chuẩn bị cho việc sắm lễ vật cúng khai trương không bị thiếu sót gì, các bạn nên tham khảo mua lễ vật cúng dưới đây:

    Mâm cỗ cúng khai trương đầu năm thường có:

    Lọ hoa đồng tiền, 5 loại trái cây (có quả dừa), 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, vàng bạc đại 2 miếng, 3 nén hương, trầu cau, bánh ngọt, gạo muối và tiền xâu chuỗi (1 xấp),…

    Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật cúng có thể đơn giản hơn nhưng nhất thiết cần phải có những lễ vật sau:

    • Lọ hoa (có thể nhiều loại hoa, tốt nhất là các loại hoa dòng hoa Cúc hay hoa Đồng Tiền).
    • Đĩa trái cây (gồm 5 loại quả giống với mâm ngũ quả ngày Tết).
    • 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, trầu cau và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở các cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn). Nếu trong công ty không được đốt vàng mã thì bạn chỉ cần thắp nhang là được.
    • Gà luộc, đầu heo hoặc heo quay tùy vào điều kiện hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn.

    Cách cúng khai trương

    Gia chủ cúng bái trong ngày khai trương đầu năm mới
    Gia chủ cúng bái trong ngày khai trương đầu năm mới

    Bạn bày lễ vật lên bàn lớn đặt trước cửa công ty khi đến giờ tốt thì bạn châm đèn, hương lên rồi khấn 3 vái, cắm hương và đọc bài văn khấn.

    Sau khi hết tuần hương bạn khấn tạ thần linh 3 vái rồi lấy vàng mã đi hóa sau khi cháy hết là bạn đã làm xong thủ tục cúng khai trương đầu năm rồi đó.

    Sau đó tiến hành mời khách vào cửa hàng. Nếu chọn người hợp tuổi mua hàng cũng sẽ mang đến tài lộc cho cửa hàng và công ty.

    Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân?

    Từ xưa đến nay, hầu hết việc cúng khai trương đầu năm các công ty, cửa hàng, nhà xưởng đều được cúng bái một cách đàng hoàng. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc không biết phải làm lễ cúng ở trong nhà hay ngoài trời là hợp lý nhất?

    Trên thực tế, các bàn cúng khai trương đều được đặt ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính của công ty. Nơi đặt mâm cúng còn phụ thuộc vào hướng tối đối với người lãnh đạo.

    Tất cả các tính toán về hướng đặt và vị trí đặt mâm lễ đều nhằm mục đích mang đến sự thuận lợi và may mắn cho công ty. Sở dĩ cúng khai trương ngoài sân vì lễ cúng này là để khai báo các vị Thổ công và các thần linh cai quản trong khu vực.

    Nó mang ý nghĩa giống như lễ ra mắt, lễ tân gia. Tức là mâm cúng này với mục đích “chào hỏi”, khai báo với những vị có trách nhiệm cai quản trong khu vực.

    Xem thêm: Năm tam tai là gì và những điều cần biết về tam tai

    Những lưu ý khi làm lễ cúng khai trương đầu năm

    Khá nhiều người chuẩn bị rất chu đáo cho lễ cúng khai trương đầu năm công ty, cửa hàng nhưng đến cuối cùng vẫn có thiếu sót. Điều này làm lễ cúng bớt phần suôn sẻ, thậm chí có quan niệm còn cho rằng vị Thổ thần sẽ không tiếp nhận lòng thành từ phía người chủ và tập thể công ty.

    Chuẩn bị chu đáo trong ngày cúng khai trương để thuận buồm xuôi gió
    Chuẩn bị chu đáo trong ngày cúng khai trương để thuận buồm xuôi gió

    Từ đó họ quấy nhiễu khiến cho việc làm ăn không được suôn sẻ. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi chuẩn bị lễ cúng khai trương:

    • Thứ nhất, lên danh sách các lễ vật cúng khai trương cần thiết để tránh tình trạng thiếu sót.
    • Thứ hai, tâm lý chuẩn bị lễ cúng không nên quá lo lắng và mất bình tĩnh. Hãy luôn tâm niệm quan trọng nhất là lòng thành, bạn sẽ làm mọi việc trở nên vuông tròn.
    • Thứ ba, đặt mâm cúng cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên mời một người hiểu biết về lĩnh vực này chỉ điểm và hướng dẫn. Như vậy sẽ tránh được những việc sai sót không đáng có.
    • Thứ tư, lời khấn vái khi cúng khai trương chính là cách để giao tiếp và bày tỏ lòng thành với các vị bề trên. Vì thế bạn cần thành tâm, tiến hành đúng thủ tục đúng quy trình và rõ ràng để mang lại hiệu quả cao nhất.

    Cúng khai trương đầu năm là ngày rất quan trọng đối với những người có công việc kinh doanh, làm ăn, buôn bán. Thế nên sau Tết, mọi người thường sẽ chú trọng trong việc tham khảo ngày khai trương và cách thực hiện lễ cúng như thế nào cho đúng để một năm làm ăn thuận lợi.

    Mời bạn xem thêm nhiều bài viết chia sẻ về kiến thức phong thuỷ tại Giathuecanho.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694

  • Cúng tất niên có ý nghĩa gì và những điều bạn phải biết 

    Cúng tất niên có ý nghĩa gì và những điều bạn phải biết 

    Cuối năm nhà nhà đều chuẩn bị bữa cơm cúng tất niên ngày tết để chia tay năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn. Điều đó còn thể hiện phong tục tập quán của cha ông và là nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Đồng thời gắn kết sợi dây giữa các thành viên trong gia đình. Vậy cúng tất niên có ý nghĩa gì và mâm cơm cúng tất niên được chuẩn bị như thế nào, gồm những gì? Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    Ý nghĩa của mâm cúng ngày tất niên

    Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên hoặc tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu sự kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời, mang nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam.

    Tất niên được thường được cúng vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ. Để tổng kết và nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.

    ý nghĩa ngày lễ tất niên
    Cúng tất niên ngày tết là phong tục mang ý nghĩa tâm linh quan trong

    Họ tận hưởng bầu không khí ấm áp và tràn ngập niềm vui bên cạnh những thành viên trong gia đình sau một năm học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

    Tiệc tất niên còn thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào các ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và tươm tất để cúng tất niên, chuẩn bị đón Tết.

    Thời gian cúng tất niên của người Việt

    Cúng tất niên có thể được cúng vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng được diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.

    Nhưng những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tiệc tất niên sớm hơn, có nghĩa là không nhất thiết là vào ngày 30 hay 29 Tết mà có thể cúng là sớm hơn.

    Về cơ bản, cúng tất niên được thực hiện vào thời gian nào thì cũng chỉ có ý nghĩa lễ cúng ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu. Thể hiện sự sum họp, đoàn kết và ấm cúng của gia đình.

    Nhưng tốt nhất bạn nên cúng vào ngày cuối cùng trong năm để đúng với phong tục từ xưa nay của cha ông truyền lại.

    Xem thêm: Phong thủy nhà bếp căn hộ và những điều cần kiêng kỵ

    Việc cúng tất niên diễn ra như thế nào?

    Lễ cúng tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật cúng không nhất thiết quá cầu kỳ mà chủ yếu là “giàu làm kép hẹp làm đơn”. Miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để tri ân đất, trời, phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an cho gia đạo trong một năm qua.

    Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm 2 mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời, đất, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà.  Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác trong nhà làm lễ vái.

    Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về đón Tết cùng gia đình. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng của từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới tâm linh do vậy phải thật trang nghiêm và ấm cúng.

    Những vật phẩm cần có trong ngày tất niên

    Trước hết là hương và đèn, hương tượng trưng cho sự tinh tú và là sự nối kết giữa âm dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).

    Tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, theo từng vùng miền văn hóa khác nhau mà có thêm các vật cụ khác nhau. Để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc và cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ.

    Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các món đại diện cho các món mặn, chay. Thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên.

    Mâm cỗ bàn ngày lễ tết
    Mâm cúng tất niên cúng bái ông bà tổ tiên

    Sau là cấp cho con cháu trong gia đình cùng hưởng lộc và trò chuyện vui vẻ trong một năm đã qua, cùng động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.

    Lễ cúng tất niên có ý nghĩa tích cực nên ngày nay, không chỉ trong gia đình tư gia mới cúng mà ở nhiều cơ quan, nhóm hội, công ty cũng tổ chức cúng tất niên cuối năm. Để tri ân và tạ ơn trời đất thần linh cùng các âm hồn cô hồn đã gia hộ độ trì cho công việc làm ăn trong một năm suôn sẻ.

    Và cùng ngồi lại với nhau, chuyện trò vui, tổng kết năm cũ và chào đón năm mới với niềm hy vọng tràn đầy.

    Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?

    Mâm cúng lễ tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu cần thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong một năm qua.

    Mỗi gia đình sẽ bày trí mâm lễ cúng khác nhau, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới bàn con bên dưới.

    Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, trái cây tươi và một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Bạn không nên cắm “cành vàng lá ngọc“ (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

    cúng tất niên
    Mâm ngũ quả ngày Tết cúng tất niên

    Mâm ngũ quả dành cúng tất niên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng để cúng gia tiên.

    Mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà cần để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả hay hoa nhựa.

    Khám phá mâm cúng tất niên 3 miền

    Mâm cúng tất niên được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những nét đặc trưng riêng. Như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa hà giò xào…; Miền Trung có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc và giá chua…; Miền Nam thì có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem và chả giò…

    Mâm cúng tất niên Miền Bắc

    Gồm các món: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.

    Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông, đĩa thịt gà luộc đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.

    Mâm cúng tất niên Miền Trung

    Gồm những món: bánh chưng, bánh tét và các món ăn gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.

    Mâm cúng tất niên Miền Nam

    Bao gồm những món: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô).

    Thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá và củ kiệu.

    cúng tất niên
    Mâm cúng tất niên đặc trưng của miền Nam

    Những điều phải biết khi cúng tất niên

    Cũng như nhiều lễ cúng khác trong năm, tất niên dù không cần phải quá trang trọng nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

    • Dù tiệc tất niên không cần phải quá cầu kỳ, trang trọng nhưng cũng không phải vì thế mà chuẩn bị sơ sài. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng ít hay nhiều nhưng ít nhất cũng phải có các món ăn truyền thống ngày Tết và được chuẩn bị, bày biện một cách chu đáo và sạch sẽ.
    • Để lễ cúng tất niên được thành kính, trang nghiêm, trước khi làm lễ cúng, các gia đình cần dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho thật sạch sẽ.
    • Tất niên là bữa cơm sum họp của gia đình vì vậy phải có đầy đủ những thành viên trong nhà để thể hiện được sự sum họp, ấm cúng.
    • Tất niên chính là thời điểm gia đình sum vầy, đoàn tụ lại với nhau sau một năm làm việc vất vả, nhất là các gia đình có con cái đi làm ăn xa nhà. Vì vậy, không nên cãi nhau hay chửi mắng mà thay vào đó nên nói những chuyện vui và điều tốt lành.

    Tất niên đánh dấu một bữa cơm sum vầy của gia đình, đón ông Táo trở về và mời gọi tổ tiên về nhà đón Tết. Đó được xem như là mỹ tục của nước Việt Nam ta và hiện nay việc cúng lễ vẫn được mọi người duy trì và chuẩn bị một cách tươm tất.

    Trên đây là những thông tin thú vị và hữu ích về mâm cúng tất niên ngày Tết. Mời bạn xem thêm các bài viết khác chia sẻ kiến thức hay ho về phong thủy nhà cửa của chúng tôi.

  • Cúng giao thừa là gì, Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng

    Cúng giao thừa là gì, Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng

    Cúng giao thừa là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của mỗi gia đình Việt. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt và đầy đủ các lễ vật để cúng lễ trong đêm 30 Tết để tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Vậy khi cúng giao thừa gia chủ phải chuẩn bị những gì để năm mới được an lành may mắn và phát đạt. Đặc biệt không phạm phải bất kỳ điều tối kỵ nào. Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    I. Ý nghĩa đêm Giao thừa

    Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua.

    Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

    Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất năm của người Việt
    Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất năm của người Việt

    Lễ cúng giao thừa là gì

    Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Lễ Trừ tịch được cử hành vào giờ tý – từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Nên còn có tên gọi là Lễ cúng Giao thừa mà chúng ta vẫn thường nghe.

    Lễ cúng giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

    III. Nguồn gốc lễ giao thừa

    Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam thì giao thừa được tổ chức để đón các vị Thiên binh (gồm 12 vị Hành khiển). Đây là 12 Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp cùng nhau luân phiên trông coi việc dưới hạ giới.

    Mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển cai quản hạ giới, năm kế tiếp tới lượt vị quan tượng trưng của con giáp liền sau. Hết chu kỳ 12 con giáp, lại quay về vị quan đầu tiên của năm con Tý. Vào thời điểm chuyển giao sang năm mới, vị quan cũ sẽ bàn giao công việc cho vị quan mới tiếp nhận.

    Người xưa tin rằng dựa vào sớ tấu của các quan Hành khiển mà Ngọc Hoàng sẽ ban phúc hay trừng phạt con người. Việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, nên người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng thời khắc giao thừa, mỗi gia đình đều bày mâm cúng chỉn chu nhất để đón tiếp các quan.

    cúng giao thừa
    cúng giao thừa

    Các vị Thiên binh không kịp vào tận bên trong nhà được,  vì khi đi thị sát hạ giới quá bận. Do đó bàn cúng của các gia đình thường được đặt ở ngoài cửa chính. Tương truyền Vương hiệu của mười hai vị Hành khiển và Phán quan theo các năm bao gồm:

    • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
    • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
    • Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
    • Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
    • Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
    • Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
    • Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
    • Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
    • Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
    • Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
    • Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
    • Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

    Vạn vật cân xứng có hai mặt đối lập. Các vị hành khiển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có vị nhân từ, cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, đức độ thì nhân dân no đủ, an khang, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ương triền miên thì người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.

    IV. Vì sao cúng ngày giao thừa là nghi lễ quan trọng

    Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Bởi ý nghĩa sâu xa và quan trọng nghi thức này.

    Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới thái bình, hạnh phúc.

    Không chỉ là tế lễ với hai đoàn Phán quan nhà trời để trông coi năm mới. Người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ Giao thừa. Hơn cả việc cầu cạnh các vị thần tiên, đây là dịp để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi Tết, cùng nhau sum họp, vui vầy với con cháu trong thời khắc đón chào năm mới.

    V. Cách cúng giao thừa

    1. Cúng giao thừa lúc mấy giờ

    Cúng giao thừa mấy giờ để cả năm đều bình an, may mắn, hưng vượng vào nhà?

    Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút của ngày hôm sau. Quãng thời gian này bao gồm một giờ của năm trước và một giờ của năm sau.

    Các chuyên gia phong thủy cũng tin vào thời khắc này. Là thời khắc thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, Âm Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Mọi gia đình đều cố gắng sắp xếp chuẩn bị cẩn thận và long trọng từ trước để có mâm cúng đầy đủ và chỉn chu đúng thời gian tốt nhất.

    1. Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước

    Theo phong tục Việt Nam truyền thống, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà. Bài cúng giao thừa ngoài sân là để tế lễ đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển, còn lễ trong nhà để dâng hương bàn thờ gia tiên, đón ông bà về vui vầy cùng con cháu.

    1. Ai đọc văn khấn giao thừa là đúng nhất

    Theo ông bà xưa, người khấn bài cúng đêm giao thừa phải là người chủ của gia đình. Bởi đây là lễ cúng cầu mong hưng thịnh, sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình.  Ngoài ra, người đứng làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó và thịt mèo để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.

    1. Cách cúng giao thừa như thế nào

    Cúng Giao thừa như thế nào là đúng theo phong tục truyền thống và văn hóa người Việt? Cúng làm sao để không sai phạm nguyên tắc tâm linh? Giathuacanho.com sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan ngay bên dưới về cách cúng đêm giao thừa hợp phong tục, không phạm kỵ và mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho gia chủ trong năm mới!

    Xem thêm: Xuất hành đầu năm là gì? Cách xem giờ và hướng xuất hành cực chuẩn

    VI. Lễ cúng giao thừa ngoài trời

    Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì

    Sắm mâm lễ chay cúng giao thừa ngoài trời

    • Hoa
    • Tiền vàng mã
    • Đèn/nến
    • Trầu cau
    • Bánh kẹo
    • Hương (3 – 5 nén)
    • 1 chén rượu
    • 1 chén nước
    • Nước ngọt/bia đóng lon
    • Mũ giấy cánh chuồn
    • Sớ cúng quan Hành khiển
    • 1 đĩa xôi
    • 1 đĩa muối
    • 1 đĩa gạo

    Sắm mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời

    • 1 con gà trống luộc
    • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
    • 1 khoanh giò lụa
    • 1 đĩa hoa quả
    • Vàng mã cúng giao thừa
    • Trầu, cau
    • Đèn/nến
    • 1 đĩa gạo
    • 1 đĩa muối
    • 1 chén rượu
    • 1 chén nước
    • 1 mũ cánh chuồn
    • 1 lọ hoa tươi
    • 3 – 5 nén hương

    Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ

    Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương và bộ chén trà. Thường được gọi là bàn thờ Ông Thiên hay bàn Thiên. Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm:

    Một đĩa Ngũ Quả (5 loại trái cây Cầu, Dừa, Đủ, Xoài, Sung) và một đĩa trầu cau, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chén trà, bánh mứt các loại, 1 bình hoa cúng, vàng mã.

    Mâm Ngũ Quả Cầu- trái mãng cầu, trái Dừa, Đủ – trái đu đủ, trái Xoài, quả Sung. Bánh mứt các loại tùy thích từng gia đình, bình hoa cúng thường là hoa cúng, vạn thọ, ly,… nên tránh các loại hoa lòe loẹt. Cách cúng giao thừa ngoài trời thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

    Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

    Đối với hình thức này, chúng ta sẽ dọn mâm cúng lên một bàn riêng ngoài trời, xong lễ sẽ dọn đi. Có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được.

    – Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.

    – Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

    Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

    Theo quan niệm dân gian, các vị thần tiến hành bàn giao tiếp nhận công việc rất khẩn trương nên sẽ chỉ có thể đi ngang qua chứng kiến hoặc ăn rất vội vàng. Do đó, cốt yêu là ở lòng thành của gia chủ.

    Mâm cỗ cúng nên được đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm cúng ngoài cửa chính, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng. Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

    cung giao thua
    cung giao thua

    Cách bày mâm lễ chay

    Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày lễ vật, vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

    Bước 2: Sắp xếp mâm lễ

    • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
    • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
    • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
    • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
    • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
    • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

    Cách bày mâm lễ mặn

    Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày lễ vật, vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

    Bước 2: Sắp xếp đồ cúng giao thừa

    • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
    • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
    • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
    • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
    • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
    • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
    • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
    • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
    • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
    • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
    • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
    • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

    Bài cúng giao thừa ngoài trời năm Tân Sửu

    Cũng như các năm khác, văn khấn năm 2021 Tân Sửu là một nghi lễ quan trọng trong ngày cúng 30 Tết cổ truyền để cầu may mắn cho gia đình. Bên dưới là nguyên văn nội dung bài cúng ngoài trời đêm Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hóa Thông tin.

    “Nam mô A Di Đà Phật ( Ba lần ).

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    Kính lạy :

    – Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .

    – Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần .

    – Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan

    – Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

    – Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

    – Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn

    Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này .

    Nay là giờ phút Giao thừa năm ………….

    Chúng con là :………………

    Ngụ tại :………………….

    Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai Thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái tuế chí đức tôn Thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt . Quan cũ về Triều để khuyết, lưu Phúc, lưu Ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban Tài tiếp Lộc. Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

    Chúng con kính mời : Ngài Cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan, Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương . Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật.

    Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

    Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo”

    VII. Cúng giao thừa trong nhà

    Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

    Khi đã xong lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa thì bạn bắt đầu vào cúng trong nhà. Người nhà chuẩn bị mâm cỗ gồm các món được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ. Mâm cúng Giao thừa trong nhà được chia thành hai phần là cỗ mặn và cỗ chay (ngọt).

    Tùy mỗi gia đình có thể chuẩn bị các món khác nhau. Đây là hai mâm cỗ gợi ý cho quý bạn

    • Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
    • Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

    Cách bày trí mâm lễ cúng giao thừa trong nhà

    Đến khoảnh khắc cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình phải có mặt đông đủ, đứng trang nghiêm trước bàn thờ, chắp tay và khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới được an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

    Lễ vật trong mâm cỗ vẫn là những đồ ăn thông thường trong mỗi dịp Tết đến. Các bà hay các mẹ còn thường chọn các món có thể ăn được nhiều ngày như thịt kho tàu (thịt kho trứng), chả giò hay nem rán,…

    Gia chủ khấn cúng đêm giao thừa
    Gia chủ khấn cúng đêm giao thừa

    Hiện nay các mâm lễ cúng giao thừa ngày càng trở nên đơn giản hơn. Tùy vào khẩu vị, điều kiện của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ có đầy đủ hoặc vài món trong số đó là được.

    Ngoài ra mỗi vùng miền sẽ có các lựa chọn món làm lễ hay bày biện cũng rất khác nhau. Tùy vào đặc trưng từng vùng. Ngoài ý nghĩa tâm linh sâu sắc thì đây cũng là dịp để cả nhà quây quần chúc tụng nhau trong buổi rước đón ông bà.

    Bài cúng giao thừa trong nhà năm 2021

    Tương tự như văn khấn cúng ngoài trời, bài khấn đêm giao thừa năm Tân sửu 2021 trong nhà theo các vị lão niên:

    “Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

    Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

    Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

    Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

    Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

    Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

    Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

    Nay phút giao thừa năm cũ Canh Tý với năm Tân Sửu.

    Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

    Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

    Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

    Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

    Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

    Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

    Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

    Tới đúng thời điểm giao thừa, người dân sẽ thắp đèn, hương. Nếu có chuẩn bị văn khấn trên giấy để đọc thì sau khi đọc xong, người ta đốt ngay cùng với tiền và vàng dâng cúng.

     VIII. Tục lệ trong đêm giao thừa

    Vào khoảnh khắc giao thừa bước sang năm mới, mỗi nơi có một tục lệ, thủ tục khác nhau. Dưới đây là những tục lệ cổ truyền trong ngày Tết truyền thống.

    Đi lễ chùa, đình, đền

    Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, mọi người thường kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc và cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trong năm mới.

     Đầu năm là dịp đi lễ chùa cầu an
    Đầu năm là dịp đi lễ chùa cầu an

    Nhân dịp này người ta cũng thường xin quẻ thẻ đầu năm.

    Chọn hướng xuất hành

    Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên, thường là khi đi lễ, mọi người thường chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi.

    Và đi đúng hướng đúng giờ để mong gặp may mắn quanh năm.

    Hái lộc đầu năm

    Theo quan niệm của dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm, mọi người sẽ ra sân vườn chùa bẻ một cành lá gọi là hái lộc với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà.

    Cành lộc này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên cho tới khi tàn khô.

    Hương lộc

    Thay vì hái lộc là một cành cây sau khi đi lễ, nhiều người lại muốn xin lộc tại các đình đền chùa miếu. Bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ và mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công ở nhà.

    Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa từ các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho gia đình được phát đạt tài lộc quanh năm.

    Trong lúc mang hương từ nơi thờ tự trở về nhà, nhiều khi gặp gió, hương bốc cháy. Nhiều người tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Những người làm ăn, buôn bán hay thường xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

    Xông nhà năm mới

    Sau khi cúng giao thừa xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Đối với những gia đình muốn tự xông nhà, thường sẽ chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch. Rồi khi lễ trừ tịch đến thì sẽ dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.

    Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự

     Xông nhà đầu năm mới mang đến sự may mắn cho gia chủ
    Xông nhà đầu năm mới mang đến sự may mắn cho gia chủ

    cho gia đình mình và mang về gia đình những điều tốt đẹp quanh năm.

    Đối với các gia đình khác, người dân phải nhờ một người thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết tới xông nhà. Trước khi có khách đến chúc Tết, để người này mang đến sự may mắn cho gia đình.

    IX. Những điều phải nhớ khi cúng giao thừa

    Lễ cúng giao thừa là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng trong những ngày cuối năm để chuẩn bị bước sang năm mới. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có thể sắm lễ cúng trừ tịch khác nhau. Không cần phải tuân theo bất kì khuôn phép cứng nhắc nào.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, để nghi lễ cúng giao thừa diễn ra đúng chuẩn nhất, gia chủ nên lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

    • Mâm cỗ cúng giao thừa cần có đầy đủ: Hương, đèn (nến), trà, nước, Gia chủ có thể làm cỗ ngọt, cỗ mặn hoặc cỗ chay.
    • Sửa soạn 2 mâm cỗ cúng giao thừa một ở trong nhà và một ở ngoài trời. Lưu ý, lễ vật để cúng giao thừa ở trong nhà hay ngoài trời tương tự nhau, lễ to hay nhỏ không quan trọng mà quan trọng là lòng thành của gia chủ.
    • Trường hợp những gia đình cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay thì nên để ở bàn nhỏ bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ cần để hoa tươi, tiền vàng, bánh chưng và xôi chè.
    • Tránh cắm cành vàng lá ngọc lên bàn thờ bởi chúng có chứa nhiều khí âm không tốt cho gia chủ.
    • Tránh đốt tiền vàng trong lễ cúng giao thừa để tránh những vong âm lai vãng tụ lại.
    • Mâm cỗ cúng giao thừa nên có đầy đủ: Gà luộc, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, hương, nến và rượu…
    • Khi cúng giao thừa, nên cúng ngoài trời trước, khấn Phật, khấn quan để xin phù hộ, cầu cho quốc thái dân an và cầu sức khỏe, bình an rồi sau đó mới cúng trong nhà.
    • Trường hợp những gia đình ở chung cư, không gian quá chật hẹp thì chỉ cần cúng trong nhà chứ không cần phải cúng ngoài trời để tránh xảy ra hỏa hoạn.

    Giao thừa là thời khắc linh thiên của người Việt, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới với nhiều thuận lợi, nhiều niềm vui hơn. Vì thế cúng giao thừa luôn được mọi người Việt chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và những điều không nên làm trong đêm giao thừa.

    X. Những thắc mắc thường gặp

    Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào

    Thật ra có rất nhiều quan niệm về việc nên quay hướng nào vào lúc cúng Giao thừa ngoài trời. Theo quan niệm trong văn hóa người Việt thì nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng Chính Nam.

    Cũng có quan niệm tin rằng gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài. Như vậy sẽ đón được vượng khí, thành công cầu được tài lộc, sức khỏe an khang, mọi điều như ý.

    Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc Chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi hay đồ vật nào khác quay về hướng đã hướng dẫn.

    Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không

    2.1 Không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời ở chung cư

    Theo tục lệ thông thường thì Cúng giao thừa phải có đầy đủ hai lễ cúng ngoài trời trước rồi mới đến dâng hương lên bàn thờ gia tiên ở trong nhà. Vậy những hộ gia đình đang sống ở khu chung cư với đặc điểm diện tích không có khoảng sân và vườn có bắt buộc phải cúng giao thừa ngoài trời không? Và khi cúng cần lưu ý những gì?

    Theo chuyên gia, cúng trong nhà thường là cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên. Còn đối tượng mà nghi lễ cúng ngoài trời hướng tới thường là cúng “Thiên”, nghĩa là cúng ông trời, cúng quan Hành Khiển là vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm, cúng chúng sinh…

    cach cung giao thua o khu chung cu ra sao
    cach cung giao thua o khu chung cu ra sao

    Do đó có thể thấy, việc cúng này chỉ có thể thực hiện được khi nhà có sân hoặc vườn. Không gian phía ngoài nhà ở chung cư khá chật hẹp, không có đất có vườn. Nhất là các hộ ở càng cao thì không có cả hai. Nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời.

    2.2 Nếu muốn cúng giao thừa ngoài trời ở chung cư thì nên cúng ở đâu

    Theo ông Linh Quang, cần tránh tuyệt đối việc cúng ở ngay hành lang của tòa nhà mình. việc cúng bái nên được tiến hành trên mặt đất vì bên trên có trời, ở dưới có đất, ở giữa là con người, như vậy thể hiện sự đạt được cả ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân hài hòa.

    Khoảng cách bày lễ trên các tầng cao chung cư với mặt đất quá xa. Trong khi cúng giao thừa ngoài trời cần đặt lễ vật ở gần mặt đất. Vậy nếu gia đình nào cần cúng ngoài trời, nên xuống dưới sân của tòa chung cư.

    2.3 Lưu ý khi cúng giao thừa ở chung cư

    – Hạn chế dùng đồ cúng bằng giấy hoặc đồ dễ cháy quá gần nến, lửa. Tránh xa khu vực nhà bếp và các khu vực đón gió. Cẩn thận khi thắp hương, tránh đồ vật dễ bắt lửa.

    – Không nên dùng nến cây mà dùng nến cốc, đặt trên một cái đĩa có nước. Làm lễ xong phải thổi tắt nến đi.

    – Hạn chế tối đa sử dụng hương vòng. Không gian kín của chung cư không thoáng khí, không tốt cho hô hấp của trẻ nhỏ

    – Khi thắp hương nên mở tất cả cửa chính, cửa sổ trong nhà.

    1. Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào

    Không chỉ là món ăn bổ dưỡng thường ngày, gà dường như là món ăn luôn có mặt trong các mâm cúng mọi dịp. Trong bày biện mâm cỗ cúng giao thừa, mọi người có thắc mắc quay đầu gà ra ngoài hay vào trong hợp lý hơn thì hãy theo dõi bài viết nhé.

    Trước tiên với nghi thức cúng giao thừa ngoài trời. Chúng ta nên đặt đầu gà quay ra đường.

    Tạo thành một hình ảnh với ý nghĩa nghênh đón các ngài Tân niên hành khiển đi qua.

    Riêng với nghi thức cúng giao thừa trong nhà. Quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào mặt trong bàn thờ với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.

    Không nên đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”,  ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) chia sẻ.

    Trên đây là thông tin liên quan đến nghi thức Cúng Giao thừa mà giathuecanho chia sẻ đến bạn. Cách vái cúng giao thừa như thế nào là hợp phong tục? mâm cúng ngoài trời đêm giao thừa hay trong nhà chuẩn bị ra sao? Văn cúng giao thừa đọc ra sao để cầu mong các vị thần linh và gia tiên phù hộ độ trì phước lành may mắn?…

    Để tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về những kiến thức phong thuỷ nhà cửa, bạn đọc có thể đọc tại website Giá thuê căn hộ. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có dự định đầu tư hoặc mua bán dự án bất động sản, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn tận tình nhất.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694