Nice Apartment For You - Happy For Us!
51E Lê Trực, Phường 7

Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cúng vía thần tài cần chuẩn bị những gì để may mắn, phát đạt

22 Tháng Năm, 2022

Phong thủy

THEO DÕI GIATHUECANHO trên

Cứ đến mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi gia đình, nhất là các gia đình kinh doanh thường làm mâm cỗ cúng vía Thần Tài. Với mong muốn thần sẽ phù hộ tài vận của gia đình, mang đến mọi điều may mắn về tài lộc cho một năm mới tốt lành. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa biết cúng vía Thần Tài như thế nào cho đúng cách? Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ngày vía thần Tài có ý nghĩa gì?

Thần Tài là vị thần linh thiên, mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng vía Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. 

Tuy nhiên, ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.

cúng vía thần tài

Cúng vía thần tài với hy vọng đem lại nhiều may mắn và phát đạt trong kinh doanh

Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người dân sẽ cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc.

Ngoài ra, dân gian còn quan niệm rằng mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ luôn được may mắn quanh năm.

Ngày vía Thần Tài cúng vào giờ nào tốt?

Ngày vía Thần Tài cúng vào giờ nào là thắc mắc được nhiều gia đình. Vía Thần Tài thường được tiến hành vào ngày mùng 10 âm lịch hàng năm. 

Cúng Thần Tài vào giờ nào sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Bạn nên chọn khung giờ hợp với tuổi của mình để việc làm ăn trong một năm được suôn sẻ, thuận lợi và mang đến cho gia đình tài lộc đong đầy. 

Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng và những điều quan trọng phải biết

Cúng vía Thần Tài nên chuẩn bị gì?

Trước khi bắt đầu lễ cúng, gia chủ nên ăn mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc phải chải chuốt một cách gọn gàng. Khi lau dọn cũng như bày biện bàn thờ Thần Tài bạn cần phải sử dụng một chiếc khăn sạch riêng để lau dọn. 

Đặc biệt lưu ý là không được đặt bàn thờ Thần Tài trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ, ở những nơi không gọn gàng, sạch sẽ và cũng không được để bàn thờ thần tài ở ngay lối ra vào.

Việc thờ cúng Thần Tài cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy trình để việc cầu khấn được linh thiêng hơn.

Lau dọn bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài được đặt ở dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính đều được. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị của Thần Tài.

Sửa soạn và chuẩn bị bàn thờ thần tài

Sửa soạn và chuẩn bị cúng thần tài

Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Trước khi cúng vía Thần Tài, bạn phải lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận, sạch sẽ.  Nước lau rửa bao sái ban Thần Tài là nước ngũ vị hương được đun lên từ 5 loại lá hương liệu gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả và lá mùi ( hoặc lá bưởi tùy mùa).

Không nên lau rửa bàn thờ bằng rượu gừng nếu bàn thờ bằng gỗ sẽ làm hỏng bàn thờ, tắm tượng sứ rượu gừng thì không sao.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, 1 năm 12 tháng gia chủ chỉ tắm cho tượng 5 lần/1 năm và tắm tượng vào ngày 10 hàng tháng. 

Khăn lau bàn thờ riêng, khăn tắm tượng Thần Tài – Thổ Địa riêng, những chiếc khăn này tuyệt đối không được cùng dùng vào những việc khác.

Chuẩn bị đồ cúng vía Thần Tài

Tùy vào từng gia đình mà sẽ có những cách bày lễ cúng vía Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên chung quy thì có 2 cách cúng vía Thần Tài ngày mùng 10 đó là lễ cúng mặn và lễ cúng chay. 

Để cúng Thần Tài vào những tháng chay và mặn bạn cần chuẩn bị như sau:

Lễ cúng mặn

Vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường chuẩn bị các lễ vật sau để cúng: 1 bình bông thọ, một bộ tam sên bao gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt, 1 con tôm hay cua, tất cả đều là món luộc. 

Đây là các món ăn mang lại tài lộc theo quan niệm dân gian. Ngoài ra, tuỳ mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác.

Ngoài những lễ vật mặn ra thì các gia đình còn cần phải chuẩn bị thêm 5 thứ trái cây trong đó có trái dừa, 5 cây nhan, 5 chum rượu, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối và vàng bạc đại 2 miếng…. 

Mâm cỗ cúng vía thần tài

Mâm cỗ cúng vía thần tài

Lễ cúng mặn được tổ chức từ tháng 1 cho đến tháng 6 âm lịch. Các gia đình cúng vía Thần Tài để cầu xin cho một năm mới làm ăn được thuận lợi, phát lộc, phát tài….

Bạn cũng nên cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp được vận hên hoặc tài lộc vào nhà nhé. Đồ cúng thường được lựa chọn như lợn, vịt quay, gà, hoa quả, nước uống. Dân gian thường truyền miệng rằng, Thần Tài rất thích các món cua biển, heo quay và chuối chín vàng… Bạn cũng có thể đưa các món này vào để cúng thần tài.

Lễ cúng chay

Sau cách cúng vía Thần Tài ngày bằng các lễ vật mặn thì các gia đình có thể thực hiện lễ cúng chay. 

Lễ cúng chay thường được thực hiện từ tháng 7 cho tới tháng 12 âm lịch hàng năm. 

Để tiến hành lễ cúng chay thì gia đình cần chuẩn bị các lễ vật như: 1 bình hoa gồm 5-7 bông cúc vạn thọ. Trái cây, nhan, chum nước, mỗi thứ 5 cái. 

Ngoài ra còn chuẩn bị thêm đèn cầy 2 chiếc, 2 điếu thuốc, gạo muối và vàng bạc đại 2 miếng. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bánh chay như bánh tét, bánh ngọt… 

Xem thêm: Mâm cỗ cúng giao thừa cần gì và những điều phải biết khi cúng giao thừa?

Thắp hương ngày vía Thần Tài

Việc thắp nhang cho thần 2 vị thần Tài và Thổ Địa cũng không cần phải quá cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần lưu ý nên lựa chọn nhang có lộc, sạch và thường xuyên thay nước là được. 

Còn khi gia chủ muốn cầu xin điều gì thì nên thắp 3 nén nhang và sắp xếp theo hàng ngang ngay ngắn. Hiện nay, nhang trầm có hương thơm dễ chịu, nhẹ nhàng, bạn có thể lựa chọn loại hương này.

Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài

Gia chủ đọc đúng bài văn khấn Thần Tài là một trong những việc rất quan trọng. Để cung thỉnh Thần Tài về, mọi nhà khi hành lễ cần phải đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài. Để mọi việc được suôn sẻ, gia chủ làm ăn buôn bán phát tài phát lộc.

Những lưu ý trong ngày cúng vía Thần Tài

Cũng như các phong tục tâm linh khác của người Việt, ngày cúng vía Thần Tài cũng cần phải tránh làm một số điều dưới đây để không tán tài, tán lộc:

Cúng thần tài cần phải lưu ý nhiều điều

Cúng vía thần tài cần phải lưu ý nhiều điều quan trọng

  • Hàng tháng cần phải lau dọn bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. 
  • Khi lau dọn bàn thờ, khăn để lau và tắm cho Thần Tài phải là khăn riêng và không được dùng vào việc khác.
  • Hoa cúng vía Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ và có hương thơm càng tốt. Quả cũng không được dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng vía Thần Tài bằng các loại quả tươi, ngon. Nhiều người vẫn thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
  • Khi đốt nhang, gia chủ cần phải thay nước lọ hoa và thay nước uống,…
  • Gạo muối sau khi cúng xong thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài. 
  • Tránh để các con vật như chó, mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
  • Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
  • Rượu hay nước thì nên đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.
  • Bộ tam sên hay bánh trái nên chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.

Ngày cúng vía Thần Tài là ngày rất quan trọng của người Việt, đặc biệt là với những người kinh doanh. Ngày này thường được chuẩn bị rất chỉnh chu mong muốn mang tài lộc vào nhà quanh năm. Hy vọng với các chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích để chuẩn bị tốt nhất cho việc thờ cúng Thần Tài. 

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về lễ thần tài nói riêng và các ngày lễ phong tục nói chung. Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác cùng chuyên mục Phong thủy nhà cửa của chúng tôi.

Tác Giả:

https://giathuecanho.com/wp-content/themes/mts_builders/images/gravatar.png

Tôi là CEO Trương Tài Năng, Ceo Founder và Sales Manager tại Giathuecanho, Tôi là một Saler bất động sản chuyên tư vấn mua bán, cho thuê các dự án căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền thuộc khu vực Tphcm

Đánh giá