Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) quy định. Thời điểm đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận bàn giao nhà chung cư là KHÔNG HỢP LÝ. Và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Bởi lẽ, tại thời điểm đóng kinh phí bảo trì. Thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư
Khoản (1.a) Điều 108 Luật Nhà ở quy định. Người mua nhà, thuê mua nhà phải đóng 2% giá trị căn hộ khi nhận bàn giao nhà.
Theo HoREA, quy định mức thu kinh phí bảo trì 2% là cần thiết. Để có nguồn tài chính thực hiện công tác bảo trì chung cư. Theo quy trình bảo trì đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Và theo kế hoạch hàng năm của Hội nghị nhà chung cư. Hoặc khi có sự cố bất ngờ. Tuy nhiên, quy định thời điểm đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận bàn giao nhà thì không hợp lý. Tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Bởi lẽ, tại thời điểm đóng kinh phí bảo trì thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư.
Bên cạnh đó, có một vấn đề cần xem xét kỹ. Đó là Quỹ bảo trì chung cư 2%. Rồi cũng sẽ được sử dụng hết trong khoảng 15-20 năm. Sau đó, theo quy định của pháp luật thì các chủ sở hữu chung cư sẽ tiếp tục bỏ tiền bảo trì chung cư để đảm bảo an toàn và chất lượng sống. Nhưng việc huy động tiền của các hộ dân chắc chắn rất khó. Điển hình là 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 tại Tp.HCM hiện nay. Nhà nước đang dùng ngân sách để thực hiện công tác bảo trì chung cư. Và đang thực hiện Chương trình cải tạo, xây dựng lại. Để tái định cư cho các hộ dân.
Từ thực tiễn trên, Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị. Xem xét 2 phương án liên quan đến kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay
Phương án 1 (Phương án chọn):
Người mua nhà đóng kinh phí bảo trì 2% tại thời điểm Hội nghị nhà chung cư đã bầu Ban Quản trị. Kinh phí bảo trì 2% được chia đều trong 60 tháng. Nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của Ban Quản trị chung cư. Đồng thời, Hiệp hội kiến nghị xây dựng cơ chế để hỗ trợ Ban quản trị thực hiện được nhiệm vụ này. Vướng mắc lớn nhất của Phương án này là. Làm thế nào để huy động thêm kinh phí bảo trì sau thời điểm kinh phí bảo trì ban đầu đã được sử dụng hết. Do Luật Nhà ở 2014 chưa có quy định.
Phương án 2:
Hoặc Công ty Dịch vụ Công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư trên địa bàn. Dưới sự giám sát của Ban Quản trị nhà chung cư. Phương án này có nhược điểm. Do cơ chế vận hành của doanh nghiệp nhà nước. Nhưng có ưu điểm là thực hiện công tác bảo trì suốt vòng đời tuổi thọ của nhà chung cư. Bởi lẽ, sau khi đã hết kinh phí bảo trì. Nếu không huy động được thêm kinh phí bảo trì. Thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo trì nhà chung cư. Như Nhà nước đã làm hiện nay.
Về phương thức quản lý kinh phí bảo trì trước khi thành lập Ban Quản trị nhà chung cư. HoREA cho rằng: Với phương án 1, kiến nghị người mua nhà bắt đầu đóng kinh phí bảo trì khi đã có Ban Quản trị chung cư (hoặc Công ty Dịch vụ Công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư trên địa bàn). Phương án 2: Trong trường hợp Luật Nhà ở vẫn quy định đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận nhà như hiện nay, thì Hiệp hội nhất trí với phương án của Bộ Xây dựng đề nghị giao cho cơ quan nhà nước tạm thời quản lý. Sau khi thành lập Ban Quản trị nhà chung cư. Cơ quan nhà nước sẽ bàn giao lại cho Ban Quản trị.
Đối với các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư. Bao gồm: Thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện (bao gồm máy phát điện), cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa, nhà sinh hoạt cộng đồng… Thì HoREA đề nghị sử dụng kinh phí quản lý vận hành chung cư hàng tháng. Để thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì.
Đối với tường ngăn chia căn hộ thuộc sở hữu chung của các chủ căn hộ liên quan. Thì các bên tự bỏ kinh phí để thực hiện công tác bảo trì (nếu có).
Có thể bạn quan tâm: Chùa Việt Nam Quốc Tự – Công trình Phật giáo trang nghiêm