Category: Phong thủy

  • Người mệnh Thổ hợp hướng nào?

    Người mệnh Thổ hợp hướng nào?

    Để công việc thuận lợi, phát triển và tạo ra sự tích cực trong cuộc sống chắc chắn bạn cần chọn hướng văn phòng thật phù hợp. Vậy làm sao để chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ “đúng và chuẩn”, mang lại hiệu quả cao, giúp kinh doanh, buôn bán lên như diều gặp gió? GIATHUECANHO sẽ gửi tới bạn những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. 

    Những năm sinh nào thuộc Mệnh Thổ?

    Thổ tượng trưng cho đất, nơi bắt nguồn của sự sống
    Thổ tượng trưng cho đất, nơi bắt nguồn của sự sống

    Để chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ trước hết bạn cần hiểu được họ sinh năm bao nhiêu. Theo đó, người mệnh Thổ thuộc những năm sinh sau đây;

    • Mậu Dần: Năm 1938 và 1998
    • Tân Sửu: Năm 1961 và 2021
    • Canh Ngọ: Năm 1990 và 1930
    • Kỷ Mão: Năm 1939 và 1999
    • Mậu Thân: Năm 1968 và 2028
    • Tân Mùi: Năm 1991 và 1931
    • Bính Tuất: Năm 1946 và 2006
    • Kỷ Dậu: Năm 1969 và 2029
    • Đinh Hợi: Năm 1947 và 2007
    • Bính Thìn: Năm 1976 và 2036
    • Canh Tý: Năm 1960 và 2020
    • Đinh Tỵ: Năm 1977 và 2037

    Người mệnh Thổ hợp màu nào?

    Theo quan điểm âm dương, đỏ là màu mang năng lượng lớn tích cực vì có tính dương khá mạnh. Cho nên với người mệnh Thổ không nên dùng nhiều màu đỏ trong phòng. Tốt nhất, bạn nên chọn màu tông nhẹ như hồng nhạt, tím, cam.

    Những gam màu hài hòa với mệnh giúp cân bằng âm dương, giúp công việc cuộc sống phát triển, gặp nhiều may mắn, thuận lợi.Những màu vàng sẫm hay màu nâu đất theo ngũ hành sẽ rất hợp với người mang mệnh Thổ. 

    Xem thêm:

    Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thủy

    Người mệnh Thổ không hợp màu nào?

    Người mệnh Thổ không hợp màu xanh lá. Bởi màu này tượng trưng cho hành Mộc, cây sẽ hút hết màu mỡ của đất, khiến đất sẽ trở nên khô cằn. Từ đó sẽ cho thấy người mệnh Thổ dùng xanh lá sẽ bị hao hụt về sức khỏe, tiền tài.

    Nữ mệnh Thổ hợp hướng nào?

    Mệnh Thổ hợp với các hướng Đông Bắc và Tây Nam
    Mệnh Thổ hợp với các hướng Đông Bắc và Tây Nam

    Tùy từng mệnh trong ngũ hành âm dương để có thể đưa ra hướng nhà, văn phòng hay ngồi làm việc phù hợp.  Vậy nữ mệnh Thổ hợp hướng nào? Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây:

    • Hướng Thiên y sẽ rất tốt cho người nữ mệnh Thổ vì nó mang ý nghĩa gặp thiên Thổi sẽ được che chở.
    • Hướng Phục vị hợp với nữ mệnh Thổ vì mang ý nghĩa của sự giúp đỡ.
    • Hướng Diên niên sẽ tạo ra  mọi sự đều suôn sẻ ổn định cho người nữ mệnh Thổ.
    • Hướng Sinh khí sẽ là phúc lộc vẹn toàn cho người mệnh Thổ mạng nữ.

    Bên cạnh những hướng hợp với mệnh nữ Thổ, bạn cũng cần tránh xa các hướng xấu Ngũ quỷ. Rất dễ hiểu vì các hướng ngũ quỷ này cực kỳ xấu, bạn sẽ gặp tai họa khôn lường:

    • Hướng Lục sát: là hướng xấu  mang ý nghĩa của sự sát khí, vì thế nếu đi hay chọn hướng này bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi sát khí.
    • Hướng Họa hại có nghĩa là hướng Nhà bạn có hung khí
    • Hướng Tuyệt mệnh chính là mang ý nghĩa của sự Chết chóc

    Nam mệnh Thổ hợp hướng nào?

    Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ phù hợp, tốt cho việc kinh doanh
    Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ phù hợp, tốt cho việc kinh doanh

    Những người mệnh Thổ nói chung và nam mệnh Thổ nói riêng cần chọn được hướng hợp để giúp công việc thuận lợi. Vấn đề chọn hướng hợp mệnh cho nam nhân mệnh Thổ rất quan trọng, nhất là với người làm ăn kinh tế. 

    Nếu bạn chọn được hướng phù hợp với tuổi, mệnh và giới tính chắc chắn sẽ giúp công việc, tiền tài và vận mệnh tốt hơn. Ngược lại, nếu không xác định hoặc chọn sai hướng sai sẽ có nhiều rủi ro bất trắc trong cuộc sống.

    Theo sách ngũ hành âm dương, đối với người mệnh Thổ là nam, hướng phù hợp nhất là Đông Bắc và Tây Nam. Các hướng này sẽ cho bạn sự thịnh vượng và may mắn trong công việc và cuộc sống. 

    Theo phong thủy những người nam mệnh Thổ cũng cần sắp xếp phòng làm việc, nội thất, đồ vật trang trí văn phòng hợp lý.  Đặc biệt chú ý đến vấn đề tâm linh và tùy theo tính chất từng phòng. Dù bạn là nam hay nữ mệnh Thổ, các hướng như Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị  đều rất tốt cho việc như sửa nhà, xây nhà, thay đổi đồ đạc…

    Xem thêm: Bài viết chi tiết về Đông tứ trạch, Tây tứ trạch

    Nữ mệnh thổ hợp hướng làm việc nào?

    Nữ mệnh Thổ nên chọn không gian làm việc rộng rãi, có nhiều thuộc tính Hỏa
    Nữ mệnh Thổ nên chọn không gian làm việc rộng rãi, có nhiều thuộc tính Hỏa

    Nữ mệnh Thổ là người khá giỏi giang, thông minh và nhạy bén trong công việc. Để thành công và có cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp họ không chỉ cần nỗ lực cố gắng từ bản thân mà cũng cần đến yếu tố phong thủy. Do đó bạn nên chú ý đến cách chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ sao cho phù hợp. 

    Hướng chọn văn phòng cho nữ Thổ

    Hướng văn phòng tốt cho nữ mệnh Thổ là Thiên y, Thiên Thổi – Được che chở; Phục vị – Được sự giúp đỡ và Diên niên – Mọi sự đều ổn định, Sinh khí – Phúc lộc vẹn toàn. Với những hướng này bạn chắc chắn sẽ có vị trí tốt, cơ hội thăng tiến cao, phát triển bản thân.

    Chọn hướng bàn làm việc như thế nào?

    Mệnh thổ hợp ngồi làm việc hướng nào thì sẽ đặt bàn làm việc ở đó. Cụ thể, phong thủy chọn hướng bàn làm việc cho nữ nhân cũng cần hợp mệnh để công danh khởi phát. Hướng tốt nhất cho người mệnh Thổ là Đông Bắc và Tây Nam. Vì thế dù văn phòng của bạn đặt ở đâu, mọi người ngồi như thế nào nhưng hãy ưu tiên chọn cho mình hướng bàn làm việc quay về Đông Bắc và Tây Nam.

    Tuy nhiên, có một điều lưu ý là nhỏ bàn làm việc nên có điểm tựa vững chắc. Thêm nữa, bạn nên ngồi tránh đối diện với nhà vệ sinh hoặc cửa ra vào để tạo không gian tốt nhất.

    Cách chọn hướng văn phòng hợp với nam mệnh Thổ

    Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ là nam cần chú ý điều gì?
    Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ là nam cần chú ý điều gì?

    Thực chất cách chọn văn phòng theo phong thủy cho nam mệnh Thổ cũng không khác so với nữ. Tuy nhiên, bạn cần có những lưu ý nhất định để tránh gặp phải những điều bất lợi. Đối với nam mệnh Thổ, hướng tốt nhất chính là Đông Bắc và Tây Nam. Thêm vào đó, bạn nên chọn vật các đồ vật phong thủy bài trí trên bàn làm việc thích hợp.

    Bố trí phòng làm việc

    Sắp xếp tài liệu thường xuyên sử dụng đặt bên góc trái cao hơn cụm tài liệu bên góc phải. Thường xuyên làm mới căn phòng để tạo luồng sinh khí, năng lượng tích cực bằng bình hoa tươi mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tái tạo năng lượng và kích thích khả năng sáng tạo trong công việc thêm hiệu quả. 

    Trang trí văn phòng làm việc

    Bạn cũng có thể giảm thiểu những căng thẳng với một chậu cây nhỏ hợp mệnh Thổ, phong thủy tốt. Nên tránh cây sắc nhọn như xương rồng. 

    Trên bàn làm việc của nam  mệnh Thổ cần có chiếc đèn bàn nhỏ. Chiếc đèn sẽ giúp cung cấp năng lượng, tạo không gian tích cực cho bản thân và giúp bạn tiến thân tốt hơn.

    Kích thước bàn làm việc nam mệnh Thổ

    Kiểu dáng bàn làm việc hình chữ nhật tượng trưng hành Hỏa rất hợp với Thổ, bởi  theo quy luật của ngũ hành Hỏa sinh Thổ. Xét về kích thước, bạn cần cần thiết kế dụng cụ, đồ vật trên bàn đơn giản, cân xứng để tạo không gian thoáng mát. 

    Bàn làm việc cần hài hòa với ghế văn phòng, hay tủ tài liệu … Điều này rất tốt cho việc cân bằng âm dương ngũ hành trong phòng làm việc, giúp người mệnh Hỏa có nhiều ý tưởng sáng tạo, tăng tốc độ hoàn thành công việc và gặp nhiều may mắn. 

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “mệnh thổ hợp hướng làm việc nào?”. Bởi vì, Chọn hướng văn phòng cho người mệnh Thổ hợp lý chính là một trong những “bí quyết” bước đầu để công việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Bởi vậy, hãy để GIATHUECANHO giúp bạn có một khởi đầu hoàn hảo, tạo động lực cho những thành công, phát triển trong tương lai. Chúng tôi chính là đối tác của hàng loạt đơn vị cho thuê văn phòng hàng đầu hiện nay, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những địa điểm làm việc chuyên nghiệp, ưng ý. 

    Thông tin liên hệ

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694
  • 1️⃣ Tuổi canh thân hợp hướng nào? Những hướng nhà tuổi canh thân

    1️⃣ Tuổi canh thân hợp hướng nào? Những hướng nhà tuổi canh thân

    Tuổi canh thân hợp hướng nào? Hướng nhà tuổi Canh Thân sẽ được xem xét như thế nào là đúng? Nhu cầu xây dựng nhà cửa không hề hạ nhiệt trong cuộc sống của con người. Việc dựng nhà xây cửa cần phải tuân theo các nguyên tắc phong thủy để gặp được nhiều may mắn hơn. Vậy việc xây dựng nhà cửa đúng phong thủy nên làm gì?  Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây.!

    Hướng nhà tuổi Canh Thân có phong thủy tốt nhất
    Hướng nhà tuổi Canh Thân có phong thủy tốt nhất

    Những thông tin cần biết về tuổi Canh Thân – Hướng nhà tuổi canh thân:

    Trong phong thủy mà đặc biệt là vấn đề chọn hướng nhà, người ta thường chú trọng vào sự phù hợp giữa hướng nhà và bản mệnh của gia chủ. Vậy vận mệnh của người mang tuổi Canh Thân như thế nào?

    • Mệnh: Mộc
    • Quẻ Mệnh: thuộc quẻ Khôn Thổ
    • Mệnh Ngũ Hành: Thạch Lựu Mộc
    • Tướng tinh: con Khỉ
    • Tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa
    • Tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ

    Những hướng nhà tuổi 1980 Canh Thân nên lựa chọn

    Trong phong thủy nhà cửa, tùy vào vận mệnh của mỗi người sẽ chọn ra được những hướng tốt sinh ra Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị và Sinh Khí. Những hướng tốt này sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho gia chủ trong công việc, làm ăn, gia đình và sức khỏe.

    Hướng nhà tuổi Canh Thân nữ
    Hướng nhà tuổi Canh Thân nữ

    Sinh năm 1980 hợp hướng nào?

    Hướng nhà hợp tuổi Canh Thân 1980 nữ

    • Hướng chính Bắc – Sinh Khí
    • Hướng chính Nam – Thiên Y
    • Hướng chính Đông – Sinh Khí
    • Hướng Đông Nam – Phục Vị

    Hướng nhà tuổi Canh Thân 1980 nam mạng

    • Hướng Đông Bắc – Sinh Khí
    • Hướng Tây – Thiên Y
    • Hướng Tây Bắc – Diên Niên
    • hướng Tây Nam – Phục Vị

    Những hướng nhà không nên chọn cho tuổi Canh Thân

    Ngược lại với những nguồn năng lượng tích cực được đề cập ở trên, khi xem hướng làm nhà tuổi Canh Thân 1980, gia chủ cần tránh xa các hướng xấu tạo ra Ngũ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mệnh và Họa Hại. Khi chọn nhầm những hướng nhà này, gia đình sẽ bất hòa, nhà có nhiều tai nạn, công việc làm ăn thì gặp trở ngại thậm chí còn có vận xui mất mạng.

    Hướng nhà tuổi Canh Thân nữ mạng không tốt

    • Hướng Tây Bắc – Họa Hại
    • Hướng Đông Bắc – Tuyệt Mệnh
    • Hướng chính Tây – Lục Sát
    • Hướng Tây Nam: Ngũ Quỷ

    Hướng nhà cho tuổi Canh Thân nam cần tránh xa

    • Hướng chính Bắc – Tuyệt Mệnh
    • Hướng chính Đông – Họa Hại
    • Hướng chính Nam – Lục Sát
    • Hướng Đông Nam – Ngũ Quỷ

    Hướng nhà tuổi Canh Thân nam
    Hướng nhà tuổi Canh Thân nam

    Có thể bạn quan tâm: Năm 2020 mệnh gì? Phong thủy hợp tuổi năm Canh Tý

    Cách sắp xếp bố cục căn nhà như thế nào là hợp lý cho tuổi Canh Thân

    Việc xem hướng nhà tuổi Canh Thân là một phần tạo ra phúc khí và tài lộc cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, hướng sắp xếp bố cục các căn phòng cũng đóng vai trò quan trọng.

    Hướng của cửa chính:

    Hướng cửa chính là phần gắn bó chặt chẽ nhất với vận mệnh của gia chủ. Đối với những người tuổi Canh Thân 1980, khi dựng cửa nên hướng về phía Tây Bắc để có Diên Niên và hướng Đông Bắc để có Sinh Khí, hai hướng này giúp cho tiền tài và phúc lộc từ tứ phương có thể dễ dàng đi đến cửa nhà và lan tỏa năng lượng cho người sinh sống.

    Nếu mảnh đất mà bạn sở hữu không thể quay cửa chính về hai hướng này thì có thể khắc phục bằng cách mở thêm cửa phụ và cửa sổ, từ đó có thể khắc phục được hạn chế về phong thủy do mảnh đất tạo nên. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quy luật tương khắc để cản những năng lượng xấu.

    Hướng hướng bếp tuổi canh thân:

    Nhà bếp là nơi giữ lửa cho toàn bộ căn nhà của bạn, chính vì vậy mà khi xem tuổi Canh Thân làm nhà hướng nào tốt, người ta còn xem luôn cả hướng nhà bếp để có thể tạo ra bản thiết kế hoàn chỉnh.

    Đối với nhà bếp, gia chủ nên lựa chọn những hướng tốt như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và Tây. Đồng thời, với chỗ rửa chén bát, nên xoay về những hướng xấu. Người ta quan niệm rằng, chỗ rửa chính là nơi cuốn trôi mọi thứ dơ bẩn và xui xẻo đi. Ngoài ra, vệ sinh nhà bếp sạch sẽ cũng là một cách giúp cho phong thủy căn nhà được ổn định, thành viên trong gia đình luôn hòa thuận và có sức khỏe tốt.

    Hướng nhà vệ sinh cho tuổi Canh Thân

    Nhà vệ sinh được coi là nơi dễ dàng cho âm khí xâm nhập vào nhà. Do đó, khi xem hướng nhà tuổi Canh Thân, nhận thấy gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh cần thiết kế nhà vệ sinh theo hướng Đông Tứ Trạch để có thể trấn giữ cho phong thủy được ổn định. Cụ thể:

    • Hướng Đông
    • Hướng Đông Nam
    • Hướng Nam
    • Hướng Bắc

    Ngoài ra, có thể đặt vị trí nhà vệ sinh tại các hướng xấu như hướng Tây và Tây Bắc để tránh được những thị phi, kiện tụng, các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có 2 hướng xấu mà khi xây nhà vệ sinh cần tránh xa chính là Tây Nam và Đông Bắc, đây đều là những hướng Quỷ Môn.

    Hướng nhà vệ sinh phù hợp
    Hướng nhà vệ sinh phù hợp

    Mời bạn xem thêm bài viết: Năm 2021 mệnh gì? Bố mẹ tuổi nào nên sinh con năm 2021

    Xem hướng nhà tuổi Canh Thân không quá khó, chỉ cần bạn kỹ lưỡng trong việc xem vận mệnh của mình là đã có thể chọn được vị trí xây dựng phù hợp. Hy vọng với những thông tin mà website BĐS Giá Thuê Căn Hộ cung cấp ở trên, quý bạn đọc mà đặc biệt là những người tuổi Canh Thân có thêm hiểu biết về phong thủy nhà ở, tìm ra cho mình những hướng nhà phù hợp phong thủy nhất.

  • Gợi ý bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ đơn giản

    Gợi ý bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ đơn giản

    Phòng ngủ là không gian quan trọng trong mỗi căn hộ. Đây là nơi được thiết kế dành riêng cho việc nghỉ nghơi giúp chúng ta lấy lại năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi.

    Vì vậy, khi thiết kế phòng ngủ cho căn hộ chung cư bạn cần lưu ý một số vấn đề về phong thủy để tránh những điều không may mắn, đồng thời đón nhiều sinh khí và tài lộc cho gia đình. Để bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ dễ dàng và nhanh chóng, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

    Vì sao phải bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ hợp lý?

    Có thể bạn chưa biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể. Khi ngủ, cơ thể sẽ được dịp nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Việc này giúp mỗi người cảm thấy tràn đầy sinh khi bắt đầu ngày làm việc mới. Hơn nữa, ngủ ngon đủ giấc còn giúp hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Để có được giấc ngủ ngon thì việc bố trí phong thủy phòng ngủ hợp lý là cần thiết.

    goi-y-bo-tri-phong-thuy-phong-ngu-can-ho-don-gian
    Biết cách bố trí phòng ngủ theo phong thủy sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

    Hơn nữa, việc này còn mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Sinh khí của ngôi nhà sẽ được cải thiện. Mọi điều may mắn và tốt lành sẽ ập đến. Cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn.

    Nguyên tắc bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ

    Không phải ai cũng am hiểu về phong thủy phòng ngủ. Vì thế, trước khi bắt tay vào bố trí thì nên lưu ý những nguyên tắc cơ bản. Như thế, bạn có thể tự mình bày trí mà không cần đến sự giúp đỡ. Hơn nữa, quá trình thực hiện sẽ nhanh chóng được hoàn tất.

    Chọn vị trí đặt giường ngủ

    Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong khi bài trí phong thủy căn hộ đó là vị trí đặt giường. Nhiều người cho rằng, việc này không hề quan trọng. Chỗ nào trống thì đặt giường. Nhưng đó là khi bạn chưa tìm hiểu kỹ về các yếu tố phong thủy. Theo quan niệm này, vị trí thích hợp nhất để đặt giường là ở chính giữa. Như vậy, bạn sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh hay tiếng động từ bên ngoài. Mỗi người sẽ có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

    Việc đặt giường ngủ gần với cửa ra vào sẽ khiến bạn cảm thấy không an toàn và dễ bị thức giấc. Khi những người bên ngoài làm gì bạn sẽ có thể nghe thấy. Bên cạnh đó, việc đặt giường gần cửa sổ sẽ làm thất thoát sanh khí bên trong.

    Hơn nữa, bạn còn phải quan tâm đến việc lựa chọn giường ngủ. Không nên chọn giường quá cao hoặc quá thấp. Đặc biệt, giường phải có độ chắc chắn tuyệt đối để tránh việc đang ngủ mà giường bị sập.

    Bố trí đồ dùng, vật dụng ngăn nắp gọn gàng

    Bên cạnh việc chọn nơi đặt giường ngủ thì mỗi người cần chú ý thêm về việc sắp xếp đồ dùng bên trong phòng ngủ. Ngoài giường thì căn phòng còn chứa rất nhiều đồ đạc như tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn học, gương, thiết bị điện tử, ….Nếu bố trí đồ dùng một cách hài hòa hợp phong thủy không chỉ giúp cho không gian rộng rãi hơn mà còn giúp giấc ngủ sâu và dài hơn.

    goi-y-bo-tri-phong-thuy-phong-ngu-can-ho-don-gian
    Bố trí đồ dùng phòng ngủ đơn giản, gọn gàng, ngăn nắp

    Ngoài ra, bạn cần chú ý đến tấm gương trong phòng. Có thể nói đây là vật dụng thường xuyên xuất hiện trong phòng ngủ của các cô gái. Nhưng nếu chiếc gương không được đặt đúng vị trí sẽ khiến cho phong thủy phòng ngủ không tốt. Thêm vào đó nó còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

    Chọn màu sắc cho phòng ngủ theo phong thủy

    Nhiều người thường chọn màu sắc cho phòng ngủ theo sở thích. Tuy nhiên, như vậy sẽ không phù hợp với yếu tố phong thủy. Tốt nhất hãy chọn màu sắc theo cung mệnh và ngũ hành. Việc này không chỉ giúp không gian thêm màu sắc mà còn đảm bảo phong thủy phòng ngủ. Như thế, bạn sẽ có giấc ngủ ngon và hút được nhiều tài lộc vào nhà.

    • Nếu là người thuộc mệnh kim thì tốt nhất bạn nên trang trí phòng ngủ bằng màu vàng hoặc trắng
    • Màu đen hoặc xanh sẽ thích hợp cho người mệnh Mộc
    • Mệnh Thủy thì nên trang hoàng phòng ngủ với màu đen huyền bí.
    • Màu bản mệnh của Hỏa sẽ là màu đỏ rực rỡ. Ngoài ra, mệnh này còn thích hợp với màu hồng hoặc màu xanh.
    • Người thuộc mệnh Thổ nên tô điểm phòng ngủ với màu vàng là phù hợp nhất.

    Có thể bạn quan tâm: Cách chọn căn hộ chung cư đẹp nên biết trước khi mua

    Thiết kế ánh sáng cho phòng ngủ hợp phong thủy

    Ngoài màu sắc thì ánh sáng phòng ngủ cũng rất quan trọng. Mỗi phòng ngủ không đơn thuần chỉ là để nghỉ ngơi mà nó còn là nơi để học tập và làm việc. Vì thế, thiết kế ánh sáng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ánh sáng dịu nhẹ không quá chói sáng sẽ giúp cho bạn cảm thấy an toàn hơn và dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

    goi-y-bo-tri-phong-thuy-phong-ngu-can-ho-don-gian
    Ánh sáng phòng ngủ cũng là yếu tố quan trọng

    Thế nhưng, khi cần làm việc hoặc học tập thì cần phải có không gian với ánh sáng đầy đủ để mắt nhìn rõ ràng mọi thứ xung quanh. Vì thế, bên cạnh những chiếc đèn chiếu sáng thì một số người còn chuẩn bị thêm đèn ngủ. Khi cơ thể cần nghỉ ngơi thì bật những bóng đèn dịu nhẹ này lên.

    Đừng quên trang trí cho phòng ngủ

    Có thể nói, phòng ngủ không chỉ là nơi để nghỉ ngơi. Nó còn là nơi thể hiện tính cách, đẳng cấp của một con người. Đó là lý do vì sao bạn nên trang trí khi bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ. Theo các kiến trúc sư thì nên sử dụng tranh ảnh hoặc những món đồ phong thủy để trang trí cho không gian. Không nên sử dụng cây xanh. Như bạn đã biết, ban đêm cây xanh sẽ thực hiện quá trình lấy oxy và thải ra khí CO2. Nếu đặt cây xanh trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và môi trường sống của chính bạn.

    Lưu ý quan trọng khi bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ

    Cách bài trí phòng ngủ hợp phong thủy sẽ giúp cho bạn có được những giấc ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không hề đơn giản. Bên cạnh những nguyên tắc kể trên bạn còn phải chú ý những vấn đề cơ bản dưới đây.

    Ngoài cung mệnh, bạn cũng có thể chọn màu sắc của căn hộ phù hợp với hướng phòng. Nếu phòng đặt hướng Nam có thể sơn màu đen, vàng hoặc tím. Nếu phong hướng Tây thì nên chọn màu kem, hồng hoặc trắng. Nếu phòng ngủ hướng Bắc thì màu đỏ hoặc vàng là phù hợp. Nếu phòng ngủ hướng Đông thì màu xanh lá, xanh lam sẽ hợp phong thủy nhất.

    goi-y-bo-tri-phong-thuy-phong-ngu-can-ho-don-gian
    Phòng ngủ màu xanh nếu quay về hướng đông

    Một điều nữa mà bạn cần chú ý đó là không nên đặt thiết bị điện tử vào phòng ngủ. Bởi chúng có thể khiến bạn khó ngủ và phân tâm. Đặc biệt, nếu nhà vệ sinh được đặt trong phòng ngủ thì hãy nhớ cách xa giường ngủ, cách âm và trước khi ngủ hãy đóng cửa chặt vào.

    Tận dụng những yếu tố tự nhiên thay sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. Có thể bạn chưa biết, làn sóng điện từ phát ra từ những thiết bị này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nếu phòng ngủ có cửa sổ thì tốt nhất hãy mở nó ra để không khí bên trong được thông thoáng. Hơn nữa, ánh nắng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn bên trong. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi về nhà và bước vào phòng ngủ. Tuy nhiên, tránh mở cửa vào những lúc trời hay mưa. Việc này khiến cho độ ẩm tăng lên tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho sức khỏe.

    Lời kết

    Những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ góp phần bạn giúp bạn có thể tự biết cách bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ một cách nhanh chóng mà không cần đến các đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo phòng ngủ phát huy hết công năng thì tốt nhất bạn nên chọn mua căn hộ được trang trí nội thất sẵn ngay từ đầu.

    Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0981 041 694 nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu căn hộ có phòng ngủ hợp phong thủy. Để biết thêm thông tin vui lòng truy cập website giathuecanho.com.

  • Phong thủy nhà bếp căn hộ chung cư và những điều cần kiêng kỵ

    Phong thủy nhà bếp căn hộ chung cư và những điều cần kiêng kỵ

    Phong thủy nhà bếp căn hộ như thế nào là hợp lý? Khi bố trí phòng bếp cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Cần phải kiêng kỵ những gì đảm bảo mọi điều thuận lợi đến với gia đình bạn. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

    Phòng bếp không đơn thuần là nơi để chế biến thức ăn mà nó còn được xem là nơi giữ lửa hạnh phúc cho gia đình. Vì thế, khi bố trí phòng bếp cần phải đảm bảo các nguyên tắc về phong thủy để mọi điều luôn tốt lành.

    Cách bố trí bếp trong căn hộ chung cư hợp phong thủy

    Phòng bếp là một trong những căn phòng quan trọng của ngôi nhà. Đây là sinh hoạt chính của các thành viên trong gia đình. Sau một ngày làm việc vất vả, mọi người sẽ cùng nhau tụ tập và ăn bữa cơm.

    Chọn vị trí cho phòng bếp chung cư

    Hướng đặt bếp phải hợp với bản mệnh của gia chủ, bếp cần đặt ở hướng lành vừa vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành. Điều này sẽ giúp cho tài lộc của gia đình gia chủ được hưng vượng.
    Phòng bếp không được đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh, vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi trùng và các luồng khí không tốt nên dễ gây các bệnh về đường ruột. Đồng thời tránh đặt bếp gần phòng ngủ vì phòng bếp là nơi có nhiệt độ cao, khói và dầu mỡ độc hại sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình bạn. Phong thủy nhà bếp căn hộ phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không bạn sẽ gặp bất lợi về tài lộc và thăng tiến.

    phong-thuy-nha-bep-can-ho-va-nhung-dieu-can-kieng-ky
    Phong thủy phòng bếp như thế nào là hợp lý

    Phòng bếp là nơi có sự xuất hiện lửa tượng trưng cho Hỏa, nơi nấu nướng các món ăn nên sẽ tượng trưng cho sự sung túc và giàu sang của gia đình. Đồng thời không gian này còn có bồn rửa bát, tử lạnh tượng trưng cho Thủy. Theo thuyết ngũ, hành Hỏa khắc Thủy nên cần có sự sắp đặt cân bằng giữa chúng. Bạn không nên đặt bếp quá gần bồn rửa, tránh để bếp ở giữa bồn rửa và tủ lạnh.
    Để không gian phòng bếp có sự hòa hợp và cân bằng thì bạn nên lát sàn hoặc kệ bếp bằng đá tượng trưng cho Thổ.

    Màu sắc chủ đạo hợp phong thuỷ bếp chung cư

    Khi sử dụng màu sơn cho phòng bếp phải lựa chọn những màu hài hòa và hợp với phong thủy để đem lại sự may mắn, thịnh vượng, tránh những ảnh hưởng không tốt cho gia chủ.
    Do Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên các màu sắc phù hợp với phòng bếp gồm các màu xanh, màu đỏ, màu cam và màu vàng. Đặc biệt với khu vực bếp nấu bạn nên sử dụng màu sáng để dễ dàng trong việc vệ sinh cho bếp nhưng phải hạn chế dùng màu nóng quá bởi sẽ tạo cảm giác nóng nực, bực bội, dễ nảy sinh cáu gắt.

    Nội thất và đồ dùng trong phòng bếp chung cư

    Ngoài việc chọn vị trí, màu sơn thì bạn cần phải chú ý thêm việc bố trí nội thất và đồ dùng để đảm bảo phong thủy nhà bếp căn hộ. Đối với tủ lạnh, nên đặt ở hướng lành là Bắc hoặc Đông Nam bởi đây là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày nếu đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động gây rối, không tốt cho gia chủ. Với các thiết bị điện khác như nồi cơm điện, lò vi sóng,… thì không nên hướng thẳng ra cửa chính vì điều này mang hàm ý có thể sẽ khiến nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài.

    phong-thuy-nha-bep-can-ho-va-nhung-dieu-can-kieng-ky
    Nội thất phải được bố trí phù hợp

    Bạn nên lựa chọn bàn ăn có hình tròn để biểu thị cho sự sum họp, ngoài ra có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình elip. Không nên sử dụng bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành bởi nó sẽ không mang lại điều tốt lành cho gia đình bạn.

    Cần bố trí bàn ăn ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hoặc đối diện với bàn thờ. Tuy nhiên do diện tích chung cư tương đối hạn chế không thể bố trí cách xa bàn thờ thì bạn nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, không được để bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
    Nếu bạn cần tham khảo cách bố trí cho không gian phòng ngủ, hãy tham khảo tại chuyên mục cách bố trí nhà ở hợp phòng thủy của chúng tôi.

    Nguyên tắc phong thủy đối với cửa phòng bếp chung cư

    Theo phong thủy, bạn không nên bố trí cửa phòng bếp nằm trên một đường thẳng với cửa trước hoặc cửa sau vì nó có thể gây ra bệnh tật và mất mát tiền bạc.
    Cửa phòng bếp cũng không nên ở trên cũng một bức tường với phòng ngủ và cũng không nên tạo thành một đường thẳng với cửa trước và cửa sổ để tránh cho các luồng khí trong nhà chuyển động quá nhanh. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng vật liệu kính trong suốt để làm cửa phòng bếp.

    Phòng bếp phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp

    Theo phong thủy, nếu bạn không muốn tiền bạc thất thoát thì hãy giữ cho bếp nấu và lò nướng luôn luôn sạch sẽ nhé. Tất cả dao và kéo nên được cất giữ sao cho các đầu nhọn quay xuống dưới hoặc khuất tầm mắt. Có như vậy không gian này mới có thể giúp gia chủ đón những điều may mắn và tốt lành trong năm mới 2018 này.

    Những điều kiêng kỵ trong phong thủy khi đặt bếp

    Phong thủy phòng bếp căn hộ nên kiêng kỵ những gì? Bếp nấu đặt ở trung tâm của căn bếp. Bếp nấu đặt ở giữa phòng thì tứ phía không có chỗ dựa, như vậy gia đình không ổn định, tinh thần sa sút, tiền tài suy yếu. Góc nhọn chĩa vào bếp. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, góc nhọn sắc bén dễ gây ra các tổn thất, nguy hại, vì vậy góc nhọn chiếu thẳng vào bếp là điều rất kị.

    phong-thuy-nha-bep-can-ho-va-nhung-dieu-can-kieng-ky
    Phong thủy nhà bếp căn hộ cần kiêng kỵ những gì?

    Bếp là nơi để chúng ta nấu nướng, làm ra các món ăn để nuôi dưỡng cơ thể, tính mạng, nếu bị góc nhọn chĩa vào thì sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của gia đình.

    Bếp nấu kị gần nước. Bếp nấu không đặt quá gần bồn rửa, nếu diện tích nhà bạn eo hẹp thì cũng hãy cố gắng để bếp và bồn có một khoảng cách nhất định nhé.

    Đặt bếp nấu đối diện đường đi, cửa chính. Trong quan niệm phong thủy, bếp là nơi nấu đồ ăn để nuôi dưỡng con người, vì vậy không được để luồng khí từ ngoài đường xung thẳng vào. Nếu diện tích nhà bạn hạn chế, có thể đặt một bức bình phong hoặc rèm châu để ngăn cách.

    Xem thêm: Khảo sát tình hình thuê căn hộ và hướng dẫn thủ tục thuê căn hộ chi tiết

    Những chú ý khi đặt hướng nhà bếp chung cư

    Hướng bếp phải là hướng tốt theo mệnh phong thủy chủ nhà và sơn nhà, cửa bếp không được thẳng hướng cửa ra vào, cửa sổ không soi vào bếp như vậy sẽ gây ra cảm giác bất an cho gia chủ. Phòng bếp, khu bếp nên thiết kế ở cung xấu so với hướng nhà và mệnh chủ nhà; cửa bếp, cửa phòng bếp mở ở hướng tốt…Theo phong thủy, đặt bếp trước nhà (phòng) thì con cháu ngỗ ngược, học tập không tiến bộ, hỏng về đường công danh sự nghiệp; đặt bếp sau nhà hoặc ở sơn chủ thì nhân sự bất an, phụ nữ sinh nở khó khăn, thậm chí gây sảy thai, tuyệt tự.

    phong-thuy-nha-bep-can-ho-va-nhung-dieu-can-kieng-ky
    Chọn hướng bếp phù hợp

    Bếp trong căn hộ chung cư không nên thiết kế liên kết với phòng vệ sinh, nơi phơi quần áo. Bếp nhất thiết không được để nắng soi, gió lùa. Bếp tốt nhất đặt tại các cung: Thìn, Mão, Ngọ, Canh, Tuất; đại kỵ các cung: Càn, Hợi, Nhâm, Cấn, Khôn…sẽ mang lại may mắn, ấm no cho gia chủ.

    Tạm kết

    Ngôi nhà và cuộc sống của bạn có quan hệ mật thiết với nhau, phong thủy nhà bếp hợp lý sẽ trợ giúp cho vận mệnh của gia chủ. Nhất định phải tránh những cấm kị trong phong thủy, nếu phát hiện thì phải nhanh chóng điều chỉnh, hóa giải để phong thủy thực sự giúp ích cho cuộc sống của bạn nhé.

  • Vì sao lại phải cúng tân gia? Lễ cúng tân gia gồm những gì?

    Vì sao lại phải cúng tân gia? Lễ cúng tân gia gồm những gì?

    Cúng tân gia (hay còn gọi là cúng nhập trạch, cúng nhà mới) được xem là một thủ tục vô cùng quan trọng khi bạn chuẩn bị dọn về nhà mới. Vậy vì sao phải cúng tân gia, cúng tân gia cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những kiến thức phong thuỷ nhà cửa mà gia chủ phải hết sức chú ý để có cuộc sống và tài vận thuận buồm xuôi gió.

    Vì sao lại phải cúng tân gia?

    Trước tiên chúng ta cần hiểu tân gia là gì? Theo nhiều người thì tổ chức tân gia nhà như một mâm tiệc như một lời thông báo ngắn gọn với bà con, bạn bè đến để ăn mừng và chung vui cùng với mình. Sau khi xây dựng hoặc mua được một căn nhà mới.

    Từ ngàn xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết. Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.

    Theo quan niệm, mua hoặc xây dựng một căn nhà là một cột mốc đánh dấu một khởi đầu an cư lạc nghiệp dành cho con người. Việc có được một chỗ ở khang trang, cố định giúp cho gia chủ ổn định cuộc sống. Có thể mở rộng việc kinh doanh hoặc phát triển thị trường một cách nhanh chóng nhất.

    cúng tân gia
    Cúng tân gia là nghi thức vô cùng quan trọng với người Việt

    Bên cạnh đó, cúng tân gia nhà còn là một trong những mâm cúng rất quan trọng đối với những người vừa mới xây nhà. Theo tâm linh, những người mới xây nhà hoặc mua nhà mới, cần phải làm một mâm cúng.

    Đây được xem như một lời thông báo về sự hiện diện của mình đối với thổ thần đất đai và các vong hồn đang cư ngụ xung quanh đây. Theo đó, mâm cúng còn là xem như một lời cầu nguyện đối với ông bà tổ tiên phù hộ cho gia chủ

    Lễ cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?

    Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ cúng tân gia (nhà mới) cần những gì để chuẩn bị đầy đủ.

    Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ tân gia và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé!

    Xem thêm: Gợi ý bố trí phong thủy phòng ngủ căn hộ đơn giản

    Tìm ngày tốt làm lễ tân gia

    Đối với bất cứ ngày lễ, ngày trọng đại nào thì việc xem xét về ngày tốt, thời gian để cúng kiến sẽ giúp cho lễ cúng trở nên đúng chuẩn và phù hợp rất nhiều. Và tất nhiên là không riêng gì với lễ cúng tân gia nhà, việc lựa chọn ngày giờ cúng là vô cùng quan trọng.

    Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ những yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tốt.

    Đối với những ngày được dọn vào nhà phải là những ngày có phần trực Khai, Thành, Mãn phải phù hợp với việc dọn vào nhà. Và thường những ngày này sẽ không thể nào xem được bằng năm sinh. Do đó, bạn cần tham khảo các thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này.

    Về thời khắc để làm lễ nhập trạch thì bạn cần nắm vững các canh giờ của thời gian theo vòng sau đây: Dần (3-5 giờ), Tỵ (9-11 giờ), Dậu (17-19 giờ), Thân (15-17 giờ) và Thìn (7-9 giờ)

    Đây được xem là 6 giờ hoàng đạo tốt nhất của việc cúng tân gia nên cần xem xét và lựa chọn. Giờ tân gia nhà mới có thể được dùng tuổi, năm sinh để xem và chọn giờ tránh xung khắc, tuổi kỵ với những giờ bên trên. Như gia chủ nằm trong các tuổi Tý, Ngọ, Mẹo thì nên né giờ Dậu vì đây là giờ xấu và tứ hành xung với tuổi tác.

    Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch

    Khi cúng tân gia gồm những gì? Mâm cúng tân gia thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ.

    cúng tân gia
    Mâm đồ cúng nhập trạch đầy đủ và được chuẩn bị kỹ lưỡng cho le cung tan gia

    Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành và không có chuyện mâm cúng tân gia lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn. Vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng tân gia nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!

    • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây phải tươi ngon và đẹp mắt.
    • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (có thể chọn hoa hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
    • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng tân gia hoặc mâm cơm mặn.

    Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

    Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

    Ngoài ra mâm cơm cúng nhà mới còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

    Chuẩn bị văn khấn

    Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên.

    Bài văn tế trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà và chuyển bàn thờ đến nhà mới. Gia chủ cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

    cúng tân gia
    Gia chủ thành tâm đọc văn khấn nhập trạch – bài cúng tân gia

    Sau khi đã chuẩn bị 3 mâm lễ cúng tươm tất, gia chủ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên thắp 3 nén nhang vái lạy rồi cắm vào lư nhang.

    Sau đó sẽ đọc bài văn khấn Thần Linh về nhà mới. Nếu nhà trọ, chung cư không có bàn thờ gia tiên thì gia chủ đứng trước mâm cúng ở giữa nhà để đọc bài văn khấn.

    Chuẩn bị những đồ vật (vật phẩm) khác

    Bên cạnh những vật phẩm dùng để cúng bái chính thì gia chủ cũng cần phải chuẩn bị những vật phẩm sau:

    • Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
    • Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

    Theo thủ tục vào nhà mới thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, mà các thành viên trong gia đình cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu và không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc và các vật may mắn khác,…

    Xem thêm: Phong thủy nhà bếp căn hộ và những điều cần kiêng kỵ

    Những điều cần nhớ khi cúng tân gia

    Sau khi đã cúng tân gia xong thì đây chính là các mẹo để giúp giải trừ những điều, và điềm xấu trong ngôi nhà, sẽ giúp cho gia chủ có được một ngôi nhà hoàn hảo.

    Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà

    Đây là một trong những mẹo xem nhà dân gian mà không phải ai cũng biết được. Đốt nến là một những cách đoán khí lưu của ngôi nhà cũng như tình trạng của ngôi nhà.

    Chỉ cần đốt một cây nến to ở góc đông nam nhà và theo dõi ngọn lửa cháy bạn sẽ tìm ra được huyền cơ trong toàn bộ căn nhà.

    Đầu tiên, bạn sẽ thấy được hướng khí chảy trong ngôi nhà bạn là theo hướng nào tùy theo hướng lửa cháy (chắc chắn rằng bạn phải đóng toàn bộ các loại cửa để tránh gió lùa ảnh hưởng đến quá trình đoán dòng khí).

    Ngoài ra, khi ngọn lửa cháy thẳng và lớn thì chứng tỏ ngôi nhà rất có nhiều oxy và thoáng mát còn nhà nếu quá ẩm thì lửa sẽ cháy leo lét và thiếu oxy.

    Xông nhà

    Theo quan niệm của nhiều người thì xông nhà là một hình thức đi từ trước ra sau là đã có thể xông được nhà. Tuy nhiên, đó là đối với ngôi nhà bạn đã ở quá lâu rồi, còn đối với ngôi nhà mới thì cần phải sử dụng một số loại khói xông nhà. Để giúp cho ngôi nhà trở nên sạch ẩm và loại bỏ hết mùi côn trùng.

    Khi xông nhà, bạn cần mở hết cửa nhà để tạo độ thoáng khí sau đó cầm theo một lư trầm xông nhà. Bạn mang đi khắp nhà để cho khói trầm có thể lan tỏa và át hẳn các mùi ẩm mốc trong nhà.

    Việc đi từ trước ra sau sẽ giúp loại trừ hết các khí độc có bên trong nhà và mang đến một không khí tươi mát và thơm tho cho ngôi nhà.

    Chuông gió

    Chuông gió là một trong các vật dụng hàng đầu và rất cần đối với những ngôi nhà. Chuông gió với tên gọi khác là phong linh có nhiệm vụ trong phong thủy là dẫn dắt khí trời luân chuyển trong nhà.

    Theo những người xưa, thì tiếng kêu của chuông gió tạo ra âm thanh hệ kim giúp mang đến tiền tài cho gia chủ nếu được treo đúng hướng.

    Một tác dụng khác của phong linh chính là việc cảnh báo “người âm” rằng nơi đây đã có người cư ngụ nên hãy tránh xa.

    Văn Cúng Tân Gia

    Lễ cúng tân gia nhà mới chi tiết và đúng chuẩn - Dịch Vụ Dọn Nhà

    Văn khấn tạ lễ Gia tiên

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Chúng con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

    Chúng con xin lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

    Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

    Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

    Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

    Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch là ngày lành tháng tốt

    Chúng con đã chuẩn bị thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã phù hộ cho chúng con tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….

    Chúng con xin cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ phù hộ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Với lòng thành kính chúng con chuẩn bị với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Văn khấn nhập trạch cho lễ cúng tân gia

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

    Chúng con xin kính lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

    Chúng con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

    Chúng con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

    Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.

    Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

    Tín chủ chúng con là:……………………………………..

    Ngụ tại:………………………………………..

    Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, ngày lành tháng tốt trong năm

    Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước bản tọa chư vị tôn thần, chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám.Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông mọi việc tốt lành , sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm…

    Chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về lễ cúng tân gia. Tùy theo từng vùng miền mà lễ tân gia sẽ có nét những đặc trưng riêng. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích cho mình nhé!

    Đặt mâm cúng tân gia (nhập trạch) ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng?

    Dịch vụ đặt mâm cúng Online chúng tôi sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà hoặc dự án.  Miễn phí ship.

    Hotline: 0889.069.089

  • Chọn màu sơn phong thủy theo mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

    Chọn màu sơn phong thủy theo mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

    Vẻ đẹp của ngôi nhà được quyết định rất nhiều bởi việc bạn chọn màu sơn gì. Màu sơn nhà không đơn giản chỉ hợp với sở thích là được. Mà việc lựa chọn màu sắc để trang hoàng cho ngôi nhà sao cho phù hợp còn cần nhiều yếu tố khác nhau như sự tươi tắn, hợp phong thủy, hợp tuổi của chủ gia đình. Sẽ rất thiếu tính thẩm mỹ thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, sức khỏe gia chủ nếu bạn lựa chọn màu sơn không phù hợp. Khám phá bí quyết chọn màu sơn theo mệnh cùng với Phong thuỷ nhà cửa trong bài viết dưới đây.

    Màu sơn nhà có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và cảm xúc

    Không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn, màu sắc sơn còn có các tác động lớn đến tinh thần của người sử dụng.

    chọn màu sơn theo mệnh
    Chọn màu sơn theo mệnh đem đến nhiều may mắn cho gia chủ
    • Giảm căng thẳng: Các màu sắc như xanh lá, xanh kết hợp với ghi xám có thể khiến tâm trạng của bạn thư thái hơn và giảm căng thẳng, stress.
    • Làm dễ chịu: Xanh nước biển, xanh nhạt và các màu có ánh vàng tạo cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và yên tâm.
    • Màu sắc tạo cảm giác vui tươi, năng động: Những màu như vàng (tươi hay nhạt), vàng rơm, đỏ gạch, đỏ thắm hay cam nhạt… có thể giúp bạn cảm thấy được yêu đời, vui tươi hơn
    • Màu sắc tạo sự tươi mới: Những màu sắc thiên về thiên nhiên sẽ là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn căn nhà lúc nào cũng tươi mát và sảng khoái. Một số màu nổi bật có chức năng này như xanh lam, xanh biển đậm, màu hay vàng cát.

    Cách chọn màu sơn hợp mệnh theo phong thủy của gia chủ

    Theo thuyết ngũ hành, mỗi mệnh sẽ có những màu tương sinh và tương khắc khác nhau. Cũng dựa trên cơ sở này, gia chủ có thể lựa chọn màu sơn phù hợp với mệnh tương sinh của mình.

    Mệnh của mỗi người sẽ được nhận định qua năm sinh bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Việc lựa chọn màu sắc cũng dựa trên điểm tương sinh tương khắc giữa những mệnh này mà luân chuyển ngũ hành.

    Từ những màu sắc tương sinh với từng bản mệnh, gia chủ có thể chọn lựa màu sơn tương ứng cho ngôi nhà mình sở hữu dựa trên sự tương trên trong ngũ hành: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ.

    Và có thể dựa vào yếu tố này để hạn chế các tai ương bằng việc loại bỏ những màu tương khắc với mệnh: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim.

    Xem thêm: Thủ tục cúng thổ công đúng chuẩn

    Để giúp gia chủ hình dung cụ thể và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn màu sơn theo mệnh, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết như sau:

    Người mệnh Kim sơn nhà màu gì?

    Những người mệnh Kim sẽ có năm sinh 1954 – 1955, 1962 – 1963, 1970 – 1971, 1984 – 1985, 1992 – 1993 và 2000 – 2001.

    Màu sắc gắn liền với gia chủ mệnh Kim là màu trắng. Vậy nên khi chọn màu sơn cho ngôi nhà thì gia chủ nên dùng nó làm gam màu chính để có thể trang trí và thiết kế cho căn nhà.

    Đương nhiên, với màu trắng là chủ đạo, gia chủ có thể phối thêm những màu khác như xám trắng, xanh trắng…

    Màu sơn hợp mệnh Kim
    Người mệnh Kim nên chọn màu sơn chủ đạo là trắng , vàng,…

    Theo ngũ hành thì Thổ sinh Kim nên bạn có thể chọn các màu đại diện cho mệnh Thổ như màu nâu, màu vàng thổ, màu vàng kim, màu xám, màu xanh nhạt hoặc các màu sắc có ánh kim loại.

    Màu vàng sẽ tạo cảm thấy thư thái và làm căn phòng được bật hơn.

    Ngoài ra, theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy nên những người mệnh Kim cũng có thể sử dụng các đồ dùng nội thất và sơn nhà màu xanh lam hoặc đen, màu tượng trưng cho Thủy cũng rất phù hợp.

    Bên cạnh đó, Hỏa khắc Kim nên những người mệnh Kim nếu đã lựa chọn màu trắng là gam màu chính trong nhà thì tuyệt đối không nên sử dụng đến các màu đặc trưng của Hỏa như màu hồng, đỏ và màu tím.

    Ngoài ra, Kim khắc Mộc nên các màu xanh lá cây, màu gỗ cũng không được dùng để trang trí nội thất hay sơn nhà cho những người mệnh Kim.

    Chọn màu sơn trong nhà cho người mệnh Mộc

    Người mệnh Mộc sinh vào những năm 1943, 1950 – 1951, 1958 – 1959, 1972 – 1973,1980 – 1981, 1988 – 1989, 2002 – 2003,… với màu sắc đặc trưng là màu xanh.

    Màu sơn trong nhà hợp mệnh mộc là các màu xanh như xanh lá cây, xanh lam, màu nâu, để trang trí nội thất hoặc sơn nhà… sẽ mang đến sự may mắn cho những người mệnh Mộc.

    Những màu này tạo được sự trẻ trung, tươi mới và mang lại cảm giác thoải mái, giúp cho không gian căn nhà thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên.

    Theo ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc nên gia chủ mệnh Mộc có thể sử dụng những màu sắc thuộc hành Thủy như màu đen, xanh nước biển. Bạn nên kết hợp nhiều sắc thái của các màu sắc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    Kim khắc Mộc nên người mệnh Mộc cần tránh sơn nhà các màu tượng trưng cho Kim như màu trắng, vàng trắng, ánh bạc và ánh kim…

    Người mệnh Thủy sơn nhà màu gì?

    Những người mệnh Thủy sẽ có năm sinh 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996 và 1997,….

    Với màu bản mệnh là màu đen và xanh dương đậm, bạn có thể sử dụng 2 màu này để sơn, trang trí. Làm điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà của mình chứ không nhất thiết phải phủ toàn bộ nhà theo màu đen hay xanh.

    Màu sơn xanh dương hợp người mệnh Thuỷ
    Chọn màu sơn xanh dương cho ngôi nhà của người mệnh Thuỷ

    Gia chủ mệnh Thủy nếu thích có thể sử dụng màu đỏ hoặc hồng vì Thủy khắc Hỏa.

    Theo Ngũ hành, Kim sinh Thủy và Thổ khắc Thủy nên những người mệnh Thủy cũng hợp với các màu ứng với hành Kim như trắng, vàng sáng, ánh kim hay bạc…

    Những màu sẽ khiến bạn gặp may mắn, thuận lợi. Ngược lại, với những người mệnh Thủy thì cần nên tránh các màu tương khắc như vàng đất, nâu.

    Có thể bạn quan tâm: Năm 2020 mệnh gì? Phong thủy hợp tuổi năm Canh Tý

    Chọn màu sơn cho mệnh Hỏa

    Người có mệnh hỏa được sinh vào những năm: 1948 – 1948, 1956 – 1957, 1978 – 1979, 1986 – 1987, 1994 – 1995….

    Màu sắc chủ đạo của người mệnh Hỏa được xác định trong phong thủy là các màu có tính đỏ như màu hồng, màu đỏ và tím vì mệnh Hỏa đại diện cho lửa.

    Ngoài ra, Mộc sinh Hỏa nên những màu xanh lá, xanh lục cũng sẽ phù hợp với người mệnh Hỏa.

    Bên cạnh đó, người mệnh Hỏa có thể dùng các màu của mệnh Kim như vàng, trắng. Đặc biệt những màu này rất thích hợp với những người mệnh Hỏa hay bị căng thẳng, stress.

    Những tông màu đỏ, hồng hay cam không nên sử dụng một mình mà nên kết hợp với các màu xanh lá của mạng Mộc.

    Điều này sẽ mang đến cho cuộc sống người mệnh Hỏa được an nhàn và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

    Xem thêm: Phong thủy nhà bếp cho căn hộ chung cư

    Người mệnh Thổ sơn nhà màu gì?

    Người mệnh Thổ sẽ có năm sinh vào các năm 1946 – 1947, 1960 – 1961, 1968 – 1969, 1976 – 1977, 1990 – 1991 và 1998 – 1999…

    Với người mệnh Thổ, màu phong thủy mệnh thổ sẽ là tông màu vàng nhạt, vàng nâu hay nâu đất, vì thế gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng những màu này để sơn và trang trí nhà.

    Màu vàng vui vẻ là màu của hoàng gia, mang lại tiền tài may mắn. Khi sử dụng sắc vàng tươi tắn trong phòng ngủ, sẽ giúp gia chủ có tinh thần tốt và luôn lạc quan yêu đời.

    chọn màu sơn cho người mệnh Thổ
    Nên chọn màu sơn nhà theo mệnh thổ là các màu sơn vàng hoàng gia

    Bên cạnh màu vàng thì các màu trung tính như cam nhạt, nâu nhạt, vàng nhạt hay xám nâu cũng rất phù hợp với không gian sống của gia chủ mệnh Thổ, lại được người Việt Nam ưa chuộng.

    Chúng được sử dụng khá nhiều trên các mảng tường, sàn, trần, tạo sự ấm cúng, mộc mạc và mang lại cảm giác sạch sẽ.

    Có thể bạn quan tâm: Mệnh kim hợp màu gì? Tìm hiểu phong thủy người mệnh kim

    Theo Ngũ hành tương sinh, Hỏa sinh Thổ nên bạn cũng có thể chọn các màu sắc tương hợp của hành hỏa như màu đỏ và hồng. Mộc khắc Thổ, bởi vậy những màu của mệnh Mộc gia chủ mệnh Thổ không được dùng như: màu xanh lá, màu xanh nõn chuối hay màu xanh lam,…

    Ngoài ra, khi lựa chọn màu sơn nhà, ngoài việc chọn màu sơn theo mệnh, gia chủ cũng cần tham khảo lựa chọn màu sơn theo hướng nhà nữa.

    Ví dụ như: hướng Đông nên chọn màu xanh, hướng Tây chọn màu trắng và màu sữa, hướng Nam thì chọn màu đỏ, màu hồng còn hướng Bắc thì nên lựa chọn màu xám, màu ghi.

    Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề chọn màu sơn theo mệnh trên đây, các bạn có thể lựa chọn được những tông màu phù hợp cho ngôi nhà của mình. Để tìm hiểu thêm các kiến thức bố trí phong thủy khác cũng như các dự án bất động sản TPHCM, bạn đọc có thể liên hệ với Giá thuê căn hộ.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694

  • Thủ tục, văn khấn và mâm cúng lễ nhập trạch nhà chung cư

    Thủ tục, văn khấn và mâm cúng lễ nhập trạch nhà chung cư

    Lễ nhập trach nhà chung cư theo duy tâm được hiểu là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc. Do đó, việc hiểu để chuẩn bị lễ thật chu đáo là điều cần thiết. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ, lần đầu nghe đến khái niệm này.

    Nhiều bạn trẻ hiện nay thường lựa chọn loại hình căn hộ chung cư làm nơi an cư lâu dài. Khác với loại hình nhà ở truyền thống xưa nay. Do vậy, nhiều người vẫn thắc mắc “nhận nhà chung cư có cúng không”. Câu trả lời là có. Bởi vì:

    Từ xa xưa người Việt Nam đã có truyền thống thờ phụng và cúng vái thần tiên. Đến tận ngày nay khi mà cuộc sống phát triển không ngừng truyền thống này vẫn được lưu giữ và phát huy. Thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư cũng vậy. Tại bài viết sau đây giathuecanho.com sẽ cung cấp thêm các thông tin về việc về nhà mới cần làm gì? Và những thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng này đến quý vị và các bạn.

    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?

    Bạn chắc hẳn đã nghe đến nhiều tục lệ cúng bái của Người Việt Nam. Như cúng đất đai, cúng giỗ ông bà,… Tuy nhiên, lễ cúng nhập trạch có vẻ còn khá lạ lẫm với nhiều người.

    Nghi lễ cúng Nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng nhà mới chung cư được rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam áp dụng. Nhập trạch là một cụm từ tiếng Hán – Việt với nghĩa là vào nhà mới. Việc cúng nhập trạch chính là để xin phép thần thổ địa cũng như thần linh sinh sống và cai quản tại nhà mới. Lễ nhập trạch nhà chung cư còn có ý nghĩa cầu xin thần thánh và ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi. Lễ này sẽ bao gồm việc chuẩn bị lễ vật, và đọc bài cúng về nhà mới chung cư.

    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?
    Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?

    Nếu bình thường trên pháp luật bạn cần đăng ký hộ khẩu cho nhà mới thì theo tâm linh Nhập trạch chính là đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh. Lễ nhập trạch nhà chung cư được thực hiện tương tự như Nhập trạch nhà mặt đất. Tuy nhiên do đặc điểm khác nhau nên vẫn có sự khác nhau về chi tiết.

    Lễ Nhập trạch sẽ được thực hiện vào ngày tốt trong tháng và có thể được thực hiện bởi gia chủ hoặc thầy phong thủy, thầy sư. Để chuẩn bị lễ Nhập trạch gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cơ bản. Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà chung cư tiến hành đầy đủ các bước theo đúng trình tự và đọc các bài văn khấn cúng vái đến tổ tiên và thần linh.

    Thủ tục nhập trạch nhà chung cư

    Thủ tục về nhà mới ở chung cư bao gồm nhiều việc. Trong đó, chọn ngày giờ, chọn hướng, chuẩn bị mâm lễ và bài văn khấn là những việc quan trọng không thể bỏ qua.

    Việc chọn ngày giờ tốt đã trở thành một tín ngưỡng của người Việt Nam. Việc lựa chọn ngày tốt không chỉ giúp cho mọi chuyện được suôn sẻ thuận lợi mà còn giúp cho gia chủ tránh được vận xui. Chính vì vậy mà gần như trong mọi công việc người Việt đều đi xem ngày làm lễ nhập trạch nhà chung cư rồi mới quyết định.

    Người xưa đã từng nói: “Thiên bất đắc thời, nhật nguyệt vô quang; Địa bất đắc thời, vạn vật bất sinh; Nhân bất đắc thời, lợi lộ bất thông; Thần bất đắc thời, cầu chi bất linh; Quỷ bất đắc thời, địa ngục bất siêu; Thủy bất đắc thời, phong lang bất tĩnh”. Chính là để nhắc nhở con cháu phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp thì mọi chuyện mới có thể thành công.

    Cách chọn ngày làm Lễ Nhập Trạch chung cư

    Đối với Lễ Nhập Trạch nhà chung cư cũng vậy cần phải tuân theo quy luật và quan niệm của cố nhân để mang đến thuận lợi và vận may cho gia chủ. Có rất nhiều hình thức chọn ngày đẹp để chuyển nhà cũng như tiến hành Lễ Nhập Trạch trong năm. Cụ thể hơn thì có 3 cách:

    • Gia chủ có thể chọn ngày giờ Nhập Trạch theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp). Thường thì vào khung giờ này trời và đất se giao hòa thích hợp để làm việc lớn.
    • Một cách nữa chính là chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ trong nhà. Đối với cách này gia chủ cần mời thầy về xem hoặc tự đi xem tại các địa chỉ uy tín. Một phương pháp nữa là bạn có thể xem ngày giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại.
    • Chọn ngày làm Lễ Nhập Trạch theo hướng nhà cũng được nhiều gia chủ áp dụng.
    Lễ nhập trạch nhà chung cư cần có điều kiện cần và đủ là gì
    Lễ nhập trạch nhà chung cư cần có điều kiện cần và đủ là gì

    Một số ngày đại kỵ không nên làm lễ Nhập Trạch chung cư

    • Tháng Giêng tránh ngày Ngọ;
    • Tháng Hai tránh ngày Mùi;
    • Tháng Ba tránh ngày Thân;
    • Tháng Tư tránh ngày Dậu;
    • Tháng Năm tránh ngày Tuất;
    • Tháng Sáu tránh ngày Hợi;
    • Tháng Bảy tránh ngày Tý;
    • Tháng Tám tránh ngày Sửu;
    • Tháng Chín tránh ngày Dần;
    • Tháng Mười tránh ngày Mão;
    • Tháng Mười một tránh ngày Thìn;
    • Tháng Chạp tránh ngày Tị.

    Ngày Nguyệt kỵ trong tháng có nghĩa là các ngày có số cộng vào bằng 5. Trong một tháng sẽ có các ngày như: Ngày 05: 0+5=5; Ngày 14: 1+4=5; Ngày 23: 2+3=5. Ông bà ta đã thường có suy nghĩ nửa đầu, nửa đoạn làm việc gì cũng dang dở, vất vả. Chính vì vậy việc dọn nhà vào cũng như tiến hành Lễ cúng Nhập trạch không nên tiến hành vào những ngày này.

    Ngày Tam Nương sát là các ngày mà gia chủ cũng nên tránh khi cúng Lễ Nhập Trạch cụ thể là các ngày:

    • Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7);
    • Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18);
    • Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27).

    Vào các ngày này Ngọc Hoàng sẽ sai tam nương xuống hạ giới để thử lòng phàm nhân nên mọi công việc sẽ bị trễ nải.

    Chọn ngày nhập trạch theo hướng căn hộ

    Theo như phong thủy thì hướng nhà rất quan trọng nó tạo nên tương sinh cũng như tương khắc. Vì vậy gia chủ có thể chọn các ngày theo hướng để mang lại may mắn và tránh xui xẻo. Cụ thể:

    • Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.
    • Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.
    • Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.
    • Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ nhập trạch về nhà mới

    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ về nhà mới
    Hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nghi lễ về nhà mới

    Lưu ý trước khi dọn về căn hộ mới

    Trước khi vào nhà mới và làm lễ Nhập Trạch cho nhà chung cư gia chủ nên chọn các vật dụng cần thiết với nhà mới và gia đình mình để mang đi. Đồ không dùng đến nữa có thể đem cho hoặc vứt đi để tiết kiệm thời gian dọn dẹp cũng như dọn gọn gàng cho nhà mới.

    Bạn cũng nên đóng đồ đạc thành từng thùng theo nhu cầu sử dụng và nhớ ghi tên trên nắp thùng. Đối với các đồ đạc dễ vỡ nên được bọc cẩn thận trong giấy báo hoặc trong vải. Đối với đồ dùng dạng lỏng lên bọc kín qua nhiều lớp túi tránh đổ ướt các đồ đạc khác.

    Kiểm tra lại đồ đạc cẩn thận trước khi chuyển đi để tránh bỏ sót hay quên đồ. Bạn nên thuê các dịch vụ xe chuyển nhà trọn gói để giảm bớt thời gian và công sức. Nếu có thể bạn nên nhờ người thân và bạn bè chuyển đồ cùng trước vài ngày để không bị cập rập.

    Nếu ở nơi ở cũ gia đình bạn thường xuyên gặp trắc trở thì nên mua sắm chổi, giường, thảm, rèm mới. Nếu nơi ở mới là nơi kinh doanh của bạn thì nên bày thêm bàn thờ thần tài. Bạn cũng nên mua thêm tinh dầu hoặc các chậu cây nhỏ xinh vật dụng trang trí cho nhà mới.

    XEM THÊM:

    Mâm cúng nhập trạch chung cư

    Câu hỏi nhiều người đặt ra có lẽ là “lễ vật chuẩn bị cho lễ nhập trạch gồm những gì?”, “Lễ về nhà mới cần những gì?”, “Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?”. Để chuẩn bị cho lễ cúng Nhập Trạch nhà chung cư gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cơ bản sau đây cho mâm cúng nhập trạch chung cư. Hay còn gọi là mâm cơm cúng về chung cư mới:

    • Ngũ quả (5 loại quả)
    • Hoa tươi
    • Nhang (hương)
    • Một cặp nến cốc
    • Một bộ Tam sên (tôm/cua/thịt/trứng vịt mỗi thứ chuẩn bị 1 con/miếng/quả)
    • Một đĩa xôi
    • Một con gà luộc
    • Ba miếng trầu cau têm sẵn
    • Một đĩa muối gạo
    • Ba lọ muối – gạo – rượu. Và trà – Rượu – Nước mỗi thứ 3 lọ
    • Bộ vàng mã bao gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, giấy tiền, vàng lá, nến mỗi thứ 5 tập. Các vật dụng này cần được đặt tại hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – bắc – đông.

    Với tất cả những lễ vật này, bạn đã có thể tự tin làm lễ cúng về nhà mới rồi đấy.

    Mâm cúng nhập trạch gồm những gìv
    Sắm lễ nhập trạch làm mâm cúng nhập trạch chung cư
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch vào nhà chung cư mới cần những gì
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà chung cư mới
    Mâm lễ vật cúng lễ vào nhà mới

    Thủ tục lễ Nhập trạch căn hộ chung cư

    Nếu đầy là lần đầu tiên bạn làm lễ nhập trạch nhà mới. Thì chắc hẳn sẽ rất bối rối và không biết cách cúng về nhà mới như thế nào. Để tiến hành Lễ Nhập Trạch nhà chung cư gia chủ cần thực hiện theo thủ tục vào nhà mới chung cư như sau. Đầu tiên gia chủ cần chuẩn bị một bếp than củi. Bếp than này sẽ được đặt ở giữa lối đi qua cửa chính của nhà mới. Chính chủ đứng tên nhà sẽ bê bát hương thờ Thổ công để bước chân qua bếp than. Lưu ý khi bước cần bước chân theo thứ tự: trái trước, phải sau.

    Tiếp theo sau các thành viên trong nhà sẽ lần lượt bước vào theo sau. Người vợ thường sẽ cầm theo tư trang và tiền của để vào nhà. Con cái bước theo sau có thể mang thêm chảo, nồi và các vật dụng khác trong nhà. Một lưu ý là các thành viên đều bắt buộc phải mang một thứ gì đó vào nhà mới.

    Khi chuyển vào nhà mới nên chuyển vào buổi sáng. Đèn trong nhà cũng nên bật sáng toàn bộ. Cửa sổ cửa chính trong nhà đều được mở toàn bộ để đón ánh sáng cũng như thu hút tài lộc và nguồn vượng khí. Các đồ vật mang theo vào nhà mới thường là chiếu, đệm, bếp gas, chổi quét nhà, muối, gạo và lễ vật cúng nhập trạch. Gia chủ cần thực hiện nghi lễ cúng vái cũng như xin phép được ở trong nhà mới với thần linh và Thổ địa. Gia chủ cũng cần làm lễ cúng để rước ông bà Tổ tiên về nhà mới.

    Khi cúng nhập trạch cần lưu ý những gìv
    Khi cúng nhập trạch cần lưu ý những gì

    Gia chủ cần sắp các lễ vật đã được chuẩn bị theo hướng hợp với mệnh của mình. Sau đó thắp hương để xin nhập trạch. Tiếp theo, bếp cần được khai lửa, đun nước bởi chính gia chủ. Nước đó sẽ được dùng để pha trà, dâng ông bà tổ tiên và thần linh.

    Sau khi thực hiện bài văn khấn gia chủ cần làm lễ yết cáo đến Gia tiên sau đó mới được bố trí đồ đạc trong nhà. Sau khi dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa gia chủ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện nghi lễ bái tạ đến thần linh, chư vị thần Phật và ông bà Tổ tiên.

    Một số chú ý khi làm Lễ cúng Nhập Trạch nhà chung cư

    Đầu tiên bạn cần phải chọn ngày giờ tốt để dọn vào nhà mới. Có một lưu ý khi chuyển nhà là gia chủ cùng người thân phải tự dọn đồ. Khi vào nhà phải mang theo 1 món đồ nào đó, tuyệt đối không đi tay không.  

    Đối với phần bát hương và bài vị cúng Tổ tiên phải do gia chủ tự cầm. Các thành viên trong gia đình sẽ mang theo những món đồ có giá trị hoặc tiền vào sau.

    Cúng nhập trạch giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi
    Cúng nhập trạch giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi

    Thời gian vào nhà mới lý tưởng nhất là vào buổi sớm, trưa. Về cơ bản, thì gia chủ lên chọn lúc trời còn sáng sủa, mặt trời chưa lặn. Thường thì người ta hạn chế vào nhà vào buổi tối bởi sẽ không mang đến may mắn. Không nên vào nhà vào mới vào dịp cuối tháng nên vào từ khoảng mùng 1 đến rằm.

    Thông thường Lễ Nhập Trạch sẽ được tiến hành với các bước sau đây: Bước đầu tiên chính là mang bếp than hoặc bếp gas vào nhà trước. Bước tiếp theo chính là gia chủ bước qua bếp than và vào nhà trước. Sau đó các thành viên trong gia đình cầm chổi quét đi sau. Sau đó sẽ tiến hành đọc văn khấn, đun nước là có thể kết thúc Lễ Nhập Trạch.

    Một lưu ý nữa là khi nước sôi đừng vội bắc ra mà để trên bếp lâu hơn bình thường một chút, chừng 10 phút. Nếu Lễ Nhập trạch nhà chung cư chỉ để lấy ngày thì riêng gia chủ nên ở thêm 1 đêm. Không ngủ lại buổi trưa bởi điều này sẽ mang đến xui xẻo, không may mắn.

    Một số đối tượng không nên tham gia:

    • Người đang có bầu
    • Người cầm tinh con Hổ

    Tránh được những điều này thì Lễ Nhập Trạch cũng như cuộc sống gia đình sau này mới thuận lợi.

    XEM THÊM:

    Văn khấn nhập trạch chung cư

    Theo phong tục của người Việt xưa, khi làm bất cứ lễ nghi cúng bái nào đều phải thắp nhang trình bày đến thần linh và tổ tiên. Đó gọi là văn khấn. Khi làm lễ nhập trạch chung cư cũng vậy, chúng ta cần biết để đọc văn khấn lễ nhập trạch cho đúng nhằm thể hiện lòng thành. Khi nhập trạch chung cư sẽ có 2 loại văn khấn.

    Văn khấn thần linh xin nhập trạch cho căn hộ chung cư

    Văn khấn thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bài cúng nhập trạch. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh tại nhà mới. Khi được chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài khấn nhập trạch đối với thần linh như sau:

    Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

    Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

    Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

    Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm  ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

    Các vị Thần linh,

    Thông minh chính trực,

    Giữ ngôi tam thai

    Nắm quyền tạo hoá

    Thể đức hiếu sinh

    Phù hộ dân lành

    Bảo vệ sinh linh.

    Nêu cao chính đạo

    Gia đình của chúng con vừa chuyển đến căn hộ số …. tầng …. tòa nhà …. chung cư…….Nay mọi việc viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào căn hộ mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

    Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về căn hộ mới để thờ phụng.

    Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

    Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

    Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

    Cẩn cáo!

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Đọc văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư
    Đọc bài khấn nhập trạch nhà chung cư

    Văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà chung cư mới

    Thủ tục về nhà mới ở chung cư không thể thiếu phần khấn bái gia tiên thông báo gia đình chuyển nơi ở. Văn khấn về nhà mới cho gia tiên trong bài cúng nhập trạch chung cư như sau:

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

    Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

    Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

    Chúng con vừa dọn đến căn hộ số …. tầng …. tòa nhà …. chung cư….

    Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

    Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về căn hộ này để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

    Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

    Cẩn cáo!

    Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

    Đọc văn khấn gia tiên để cầu mong ông bà phù hộ độ trì
    Đọc văn khấn gia tiên để cầu mong ông bà phù hộ độ trì

    Giathuecanho.com đã cung cấp các thông tin về lễ Nhập trạch nhà chung cư đến quý vị và các bạn qua bài viết trên đây. Việc dọn về nhà mới là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình nên cần được chuẩn bị cẩn thận. Mong rằng các thông tin mà chúng tôi đã cung cấp đã mang đến kiến thức bổ ích cho quý vị và các bạn. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác bạn có thể truy cập vào Giathuecanho.com.

    Thông tin liên hệ khi cần thuê/mua bán căn hộ tại TPHCM

    • Địa chỉ: 01 Ngô Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Website: https://giathuecanho.com/
    • Hotline: 0981 041 694
    • Mail: truongtainang2018@gmail.com

    Nếu còn bất cứ thắc nào. Quý khách đừng ngần ngại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

  • Bố trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà hợp phong thủy

    Bố trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà hợp phong thủy

    Khoa học phong thủy ứng dụng trong kiến trúc trải qua nhiều thế kỷ khảo nghiệm đã cho thấy rằng giếng trời là nơi hấp thụ nguyên khí giao hòa của trời đất, vũ trụ. Tuy nhiên không phải cứu đặt tùy tiện một giếng trời trong nhà là xong. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt các vị trí đặt tiểu cảnh giếng trời trong nhà hợp phong thủy gia đình bạn nhất.

    Vị trí giếng trời cũng như các khu vực thông tầng. Và hình thái kiến trúc của chúng cần tránh những vi phạm trong phong thủy. Tránh làm ảnh hưởng đến các không gian sống của mọi thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số lưu ý để thiết kế, bố trí giếng trời hợp phong thủy:

    Tiểu cảnh giếng trời đặt gần phòng bếp trong nhà

    Tại Việt Nam, các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ có điều kiện khí hậu nóng khô. Nên những ngôi nhà dài hẹp hình ống dù có giếng trời mở ở khoảng giữa ngôi nhà. Vẫn chưa đủ xử lý việc thoát hơi nóng. Và thu dòng khí mát lành. Đặc biệt là với những ngôi nhà thiết kế khu bếp ở phía hậu.

    Tại không gian hậu làm phòng bếp của các ngôi nhà. Hầu hết đều mở thêm một giếng trời ở phía cuối cùng. Giếng trời ở phía hậu này đóng vai trò lấy sáng cho không gian phòng bếp. Cũng như lấy sáng, gió cho các phòng ở tầng trên thẳng phòng bếp.

    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh căn bếp gia đình
    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh căn bếp gia đình

    Phong thủy có nguyên tắc “tụ thủy tắc khí bất tán”. Tụ thuỷ nhưng không để úng thuỷ. Tức là có nước chảy đến và nước luân chuyển. Để kích hoạt sinh khí và tránh tù đọng.

    Để đạt được điều này, có thể đưa Tiểu Sơn Thuỷ (núi sông thu nhỏ) vào nội thất. Thông qua tổ chức non bộ hồ cảnh. Cũng có thể đặt bể cá có bơm lọc nước tuần hoàn. Hay đơn giản một chậu phun loại nhỏ cũng là một điểm nhấn thu hút, và tạo luân chuyển nước trong nhà rất tốt.

    Tại đây, các giếng trời có thể được kết hợp như là một không gian sinh hoạt. Như có thể đặt tiểu cảnh, đặt các bộ bàn ghế uống nước, nghỉ ngơi, thư giãn. Hoặc đặt cây xanh, những khoảng không gian vốn luôn hiếm hoi trong điều kiện nhà ống phố thị hiện nay.

    Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu giếng trời mang tính động. Vì là nơi có nắng, có gió, tối kỵ đặt bếp gần không gian này. Vì bếp cần phải “tàng phong” thì mới “tụ khí” được.

    Tiểu cảnh giếng trời cạnh phòng ăn trong nhà

    Khi giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc). Có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa). Nhưng trên đỉnh phải có mái che tránh mưa tạt.

    Có thể dùng mái bằng kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói, mùi sang các phòng khác.

    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh phòng ăn
    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh phòng ăn

    Tiểu cảnh giếng trời gần phòng ngủ trong nhà

    Khi giếng trời kế bên cạnh phòng ngủ, cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc, bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy), và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động.

    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh phòng ngủ
    Đặt tiểu cảnh giếng trời cạnh phòng ngủ

    Nên đặt giếng trời ở vị trí nào là tốt nhất?

    Việc mở giếng trời không chỉ thu vào nhiều ánh sáng hay thoát gió ra tốt, mà bản chất là làm cho cân bằng Âm – Dương. Mở giếng trời ở khoảng giữa chính là kích hoạt luồng khí, tăng tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.

    Tuy nhiên, nếu nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có những phòng ở giữa phải đi xuyên qua thì không nhất thiết phải mở giếng trời ở giữa mà chỉ cần tạo thông gió nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau (kết hợp với sàn nước, sân phơi) là đủ.

    Mở nhiều giếng trời thậm chí còn gây ra Dương thịnh Âm suy, lúc nào trong nhà cũng thấy chói chang (nhất là những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt như hướng tây).

    Vùng trung cung, vùng thái cực là nơi có các bộ sao vượng hướng, chiếu theo vận 8 này là các hướng tinh 8, 9, 1. Nếu khu vực này không có các sát khí của địa khí như Tam sát Thiên Hình, Độc Hỏa, Đại Sát và Thiên khí thì nên mở giếng trời tại đây là đắc cách nhất.

    Giếng trời không có hướng. Nên không cần xét đến hướng của nó. Tuy nhiên không nên đặt giếng trời mở tại phía bắc của ngôi nhà thuộc cung vị Khảm, vì đó là phương thường có thực khí không tốt cho sức khỏe con người.

    Có thể bạn quan tâm: Chọn hướng nhà chung cư theo tuổi đơn giản

    Kích thước và hình thế giếng trời cũng vô cùng quan trọng

    Giếng trời không nên quá nhỏ hẹp. Vì không đạt được mục đích hấp thụ được nguyên khí của trời đất. Ngược lại còn tạo hiệu ứng ngược lại hình thành những luồng sát khí Thiên trảm sát. Giếng trời lưu chuyển giao khí với nhiều không gian sống tuyệt đối không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh. Sẽ kéo theo uế khí đến mọi không gian sống khác.

    Hình thế của giếng trời nên tạo ra sao cho phù hợp với hình thể kiến trúc ngôi nhà. Tức là tương sinh với ngũ hành của hình thể kiến trúc ngôi nhà. Nhà hình mộc, giếng trời cũng nên là hình mộc dài, hoặc hình thủy uốn mềm lượn sóng. Nhà hình thổ thì giếng trời nên là hình thổ vuông vắn, hình kim như hình tròn, hình elip.

    Khi mở giếng trời cần xem xét thực tế nhà nằm về phương hướng, nắng gió thế nào. Để bố trí mái che giếng trời là loại cố định hay mái kéo. Nhằm chủ động hơn trong việc điều tiết ánh sáng, chống mưa tạt nắng gắt vào trong nhà.

    Giếng trời nên được thiết kế rộng rãi thông thoáng, tối ưu khả năng đón nắng tự nhiên
    Giếng trời nên được thiết kế rộng rãi thông thoáng, tối ưu khả năng đón nắng tự nhiên

    Xem thêm nhiều thông tin bổ ích về phong thủy nhà ở tại Giathuecanho.

  • Xông đất là gì? Ý nghĩa và cách chọn tuổi nhờ xông đất hợp phong thuỷ

    Xông đất là gì? Ý nghĩa và cách chọn tuổi nhờ xông đất hợp phong thuỷ

    Năm cũ đã qua năm mới sắp đến để có một năm thật may mắn và thuận lợi trong công việc. Nhiều người thường lựa chọn tuổi phù hợp với gia chủ để xông đất cho gia đình mình. Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những kiến thức phong thuỷ nhà cửa cho câu hỏi xông đất là gì, ý nghĩa cũng như cách để chọn tuổi xông đất đầu năm hợp phong thuỷ nhất.

    Xông đất là gì?

    Xông đất là thủ tục và tục lệ đã có từ lâu đời tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán. Với quan niệm của ông cha ta ngày xưa thì người đầu tiên bước vào đất nhà mình khi bước sang năm mới chính là người xông đất cho gia đình chúng ta.

    Những người hợp tuổi mà xông đất cho gia đình mình sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt và may mắn hơn hoặc mang lại nhiều tài lộc hơn cho gia đình.

    Chính vì vậy vào thời điểm giao thừa đón năm mới bạn nên tìm người xông đất phù hợp với tuổi của gia chủ. Để công việc làm ăn của gia đình bạn trở nên phát tài và phát lộc hơn.

    Do đó, việc tìm người hợp tuổi để xông đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên xem xét một cách kỹ càng để tìm được người xông đất phù hợp với tuổi gia chủ nhà mình.

    Tại sao cần nhờ người hợp tuổi gia chủ để xông đất

    Việc lựa chọn độ tuổi phù hợp để xông đất cho gia chủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người xưa quan niệm giúp gia chủ làm ăn phát tài phát lộc, công việc làm ăn luôn thuận lợi và được nhiều người giúp đỡ.

    Do đó, hiện nay trong những ngày đầu xuân năm mới gia chủ thường tìm những người có tuổi hợp với mình, tính cách hòa đồng, vui vẻ, công việc ổn định, sức khỏe tốt, cháu con đầy đàn.

    Thì công việc làm làm ăn mới luôn được thuận lợi và gặp nhiều suôn sẻ.

    Xem thêm: Cúng vía thần tài cần chuẩn bị những gì để may mắn, phát đạt

    Ý nghĩa của việc xông đất là gì?

    Theo quan điểm của người xưa thì sau đêm giao thừa, mọi thứ trong nhà đều như mới. Do đó gia chủ và những người thân trong gia đình đều mong muốn sẽ có thật nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc với gia đình của mình.

    Vì vậy chọn người đến nhà chúc Tết đầu năm đầu tiên bước vào cổng nhà mình đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Người khách xông đất cho gia đình của gia đình bạn cần phải được chọn tuổi kỹ càng. Và phải có tính cách xởi lởi để công việc của người gia chủ trở nên thuận lợi, không những làm ăn phát đạt và sức khỏe dồi dào.

    Bên cạnh đó gia chủ cần đón tiếp một cách nhiệt tình và vui vẻ và nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia chủ.

    Tục xông nhà đầu năm diễn ra không lâu khi người đầu tiên tới nhà gia chủ đến chúc tết. Họ chỉ đến khoảng mười năm phút để gửi lời chúc may mắn tới gia chủ và giúp công việc của gia chủ luôn thuận lợi.

    Các thủ tục diễn ra đơn giản tuy nhiên lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn lao vì vậy cần phải lựa chọn độ tuổi phù hợp để xông đất.

    Xem thêm: Thủ tục cúng đất đai thổ công chi tiết và đầy đủ nhất

    Cách chọn người hợp tuổi xông đất

    Việc lựa chọn tuổi xông đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần lựa chọn người có độ tuổi phù hợp với gia chủ để gia chủ được làm ăn sung túc và thuận lợi hơn. Ngoài ra, sẽ gặp may mắn và thành công trong cả một năm đó.

    Nên lựa chọn nam giới đến xông nhà. Bởi vì nam giới có sức khỏe dồi dào, nên chọn những người có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm làm ăn, xởi lởi, vui vẻ và hòa đồng. Để cả năm bạn luôn gặp những người tốt và mang thật nhiều may mắn, tài lộc, vận may, sức khỏe tới gia đình của bạn.

    Ngoài ra, điều đầu tiên bạn cần lưu ý để chọn tuổi xông đất cho phù hợp đó chính là chọn người có tuổi phù hợp với gia chủ.

    Nếu bạn quá quan trọng vấn đề người đó có vui vẻ, xởi lởi thì bạn nên chú trọng hơn vào việc chọn tuổi cho phù hợp. Vừa có cơ hội giúp gia chủ làm ăn phát đạt và gặp thuận lợi trong công việc. Đi làm ăn xa cũng sẽ gặp những người tốt để được họ giúp đỡ.

    Nếu bạn không chú trọng lựa chọn độ tuổi xông đất phù hợp thì công việc làm ăn, sức khỏe tài vận sẽ không được may mắn thậm chí gặp nhiều xui xẻo.

    Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy việc lựa chọn độ tuổi xông nhà phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Theo các chuyên gia phong thủy đầu năm thì việc chọn người có độ tuổi đẹp để xông nhà nên lựa chọn người phù hợp với tuổi của gia chủ.

    Nên chọn người có tính cách thật thà và mặt mũi sáng sủa, làm ăn phát đạt, con cái đông đủ để mang lại thật nhiều may mắn cho gia chủ.

    Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn lời giải đáp xông đất là gì, cũng như cách chọn người phù hợp cho xông nhà ngày đầu năm. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin phong thuỷ khác hoặc các dự án nhà ở TPHCM sôi động tại website Giá thuê căn hộ.

    Thông tin liên hệ:

    • Website chính thức: https://giathuecanho.com
    • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
    • Hotline: 0981.041.694

    1/5 – (1 vote)
  • Tuyệt mệnh là gì? Cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh

    Tuyệt mệnh là gì? Cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh

    Tuyệt mệnh là gì? Cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh ra sao? 4 hướng nhà đại hung là gì? Và cách hóa giải hướng nhà xấu như thế nào?

    Từ xưa tới nay, khi thiết kế một căn hộ, ngôi nhà, gia chủ thường dành phần lớn quan tâm tới vấn đề phong thủy. Tuy nhiên, với những người không có chuyên môn sẽ không thể hiểu phong thủy của ngôi nhà là tốt hay xấu. Hay nói cách khác, hướng nhà như thế nào là hợp phong thủy và không hợp phong thủy. Rất nhiều người do không am hiểu về hướng nhà phong thủy nên đã vô tình chọn và xây nê những căn hộ có hướng nhà xấu. Bài viết này sẽ chỉ ra hướng nhà xấu là như thế nào, các loại hướng nhà xấu cũng như cách hóa giải hướng nhà xấu.

    Hướng nhà tốt, hướng nhà xấu được xác định dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến: phương hướng, mệnh trạch của gia chủ, địa lý, không gian ngôi nhà hiện tại …Trong trường hợp, xây nhà hướng đẹp thì gia chủ sẽ thịnh vượng, công việc ổn định, gia đình sung túc và ngược lại.

    Tuy nhiên hướng nhà xấu lại có rất nhiều hướng với tên gọi khác nhau. Với mỗi loại hướng nhà xấu thì sẽ có những cách hóa giải khác nhau. Gia chủ nên xác định được hướng nhà mình thuộc loại hướng nhà xấu nào để có những cách hóa giải sao phù hợp. Dưới đây là những loại hướng nhà xấu và cách hóa giải của chúng.

    Hướng nhà rất quan trọng trong phong thủy. Lỡ không may phạm phải hướng xấu, phải tìm cách hóa giải ngay
    Hướng nhà rất quan trọng trong phong thủy. Lỡ không may phạm phải hướng xấu, phải tìm cách hóa giải ngay

    Hướng nhà tuyệt mệnh là gì?

    Đây là một phương vi trong phong thủy Bát Trạch, hướng nhà tuyệt mệnh chỉ phương vị về phía âm khí. Loại hướng vị này không phù hợp với sức khỏe của con người và rất dễ gây ra những bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tai ương. Cơ thể của gia chủ sống trong những ngôi nhà hướng tuyệt mệnh sẽ suy nhược dân dần, sống trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tinh thần, trí lực không ổn đinh, cơ thể sản sinh nhiều bệnh tật.

    Cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh như thế nào?

    – Hai căn nhà có cửa chính đối lập

    Dựa trên thuyết Phong Thủy, hai nhà có cửa chính đối lập với nhau là điều không tốt. Điều này sẽ làm cho luồng khí của nhà này tiến thẳng vào cửa của nhà còn lại. cách hóa giải hướng nhà xấu trong trường hợp này là: Dùng gương bát quái hay chuông gió chất liệu là thạch anh và mã não rồi tiến hành treo ở cửa sẽ khắc phục được tình trạng này.

    – Nhà có đường tâm thẳng vào nhà

    Đường tâm chạy thẳng vào nhà chứng tỏ hung khí sẽ tiến thẳng vào nhà. Điều này sẽ tạo nên những bất an cho gia chủ như việc gây nên bệnh tật, tài lộc giảm bớt. Dùng gương Bát Quái hay hốc đá thạch anh tím, vàng chính là phương pháp để khắc phục.

    – Cách hóa giải nhà có cửa chính và cửa hậu thông nhau

    Với trường hợp này, chủ nhà sẽ gặp vấn đề về tài lộc, sự thịnh vượng. Trong hoàn cảnh này, có 2 cách hóa giải hướng nhà xấu: sửa lại cửa hoặc đặt bình phong ở giữa cửa chính. Đặt cầu thạch anh thông giữa hai cửa, tượng phật hay đá phong thủy theo mệnh chắn ở cửa phụ cũng là cách để hóa giải vấn đề.

    Hướng dân cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh
    Hướng dân cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh

    Hướng nhà ngũ quỷ là gì?

    Xét theo ngũ hành, cung Ngũ Quỷ thuộc hành Hỏa, có thể dùng các vật hành Thủy để khắc chế bớt. Nếu hướng nhà phạm Ngũ Quỷ, bạn có thể đặt hồ cá, tiểu cảnh với hòn non bộ, suối nước phía trước nhà, cũng có thể sơn nhà màu xanh nước biển… để giảm bớt hung hiểm.

    Ngoài ra, cách hóa giải hướng nhà xấu trong trường hợp này có thể dùng các vật ngũ hành thuộc Thổ để làm chuyển hóa, suy yếu những điều không tốt do Ngũ Quỷ mang lại. Hỏa sinh xuất cho Thổ nên hòn non bộ, cầu thạch anh vàng đặt trước cửa hoặc gần cửa ra vào sẽ có tác dụng hóa giải.

    Các thầy phong thủy cũng có thể sẽ áp dụng các phương pháp chôn yểm vật phẩm phong thủy dưới đất, đặc biệt những vật phẩm này đều phải thuộc hành Thổ hay Thủy thì mới có tác dụng.

    Cách hóa giải hướng nhà phạm Ngũ Quỷ như thế nào?

    người ta còn lựa chọn cách khá đơn giản nữa là treo chuông gió hoặc sáo trúc trước hiên nhà, có tác dụng đón lành tránh dữ, báo động nguy hiểm, xua tan khí dữ, đón khí lành vào nhà.

    Dùng phương pháp “Đa cát thắng tiểu hung”

    Trong phong thủy, nếu lỡ phạm hướng nhà xấu thì hoàn toàn có thể lấy hướng sinh khí để hóa giải. Đây chính là phương pháp “Đa cát thắng tiểu hung” trong những cách hóa giải hướng nhà xấu phạm Ngũ Quỷ.  

    “Đa cát thắng tiểu hung” tức là nhiều yếu tố tốt. Cát lành sẽ lấn át những yếu tố xấu, hung hiểm nhưng ít. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi biết hướng nhà mình phạm Ngũ Quỷ. Bởi có thể dùng các yếu tố khác để bổ cứu như chọn hướng bếp, giường ngủ, ban thờ tốt… Khắc phục những yếu tố bất lợi do hướng nhà xấu mang tới.

    Bạn có thể nhờ cậy chuyên gia phong thủy xem hướng nhà. Tính toán, bố trí hướng các phòng hay bày vật dụng, nội thất sao cho đúng phương vị. Chọn hướng tốt nhất cho gia chủ. Những điều này cần khá chi tiết và tỉ mỉ. Ví dụ như xác định đúng chính xác kích thước chiều dài, chiều cao của bếp. Hay các cánh cửa nhà. Hướng cầu thang, độ cao thấp và số bậc thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Cũng cần phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của phong thủy nhà ở.

    Trong thực tế cũng có nhiều căn nhà phạm hướng Ngũ Quỷ. Song lại được hướng nhà tốt, vượng sơn vượng hướng. Thì vẫn có thể gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn tốt, tài lộc dồi dào. Chắc chắn với những mẹo phong thủy trên đây. Bạn có thể tìm được cách hóa giải hướng nhà phạm Ngũ Quỷ cho mình.

    Cách hóa giải hướng nhà phạm ngũ quỉ
    Cách hóa giải hướng nhà phạm ngũ quỉ

    Hướng nhà họa hại là gì?

    Cách hóa giải hướng nhà họa hại như thế nào?

    Cách hóa giải hướng nhà họa hại phụ thuộc vào các khu vực trong nhà như:

    Cửa chính:

    Cửa chính là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thuỷ. Nếu hai mảng nghiên cứu của phong thuỷ là dương trạch (phần phía trên mặt đất) và âm phần (phần phía dưới mặt đất) thì “Dương trạch tam yếu” (ba yếu tố quan trọng của Dương trạch) là Cửa chính, phòng ngủ của chủ nhà và bếp nấu.

    Quan niệm phong thuỷ cho rằng, môn mệnh phải tương phối (nghĩa là hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Rất tiếc, hướng cửa chính (quay về hướng Đông Nam) không hợp với tuổi của quý khách. Nhưng xin chớ quá lo lắng, có thể khắc phục bằng các cách sau:

    Cách hóa giải hướng nhà xấu thứ nhất: Chuyển hướng cửa hoặc thêm cửa phụ thứ hai ở trong nhà theo hướng Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí).

    Cách hóa giải hướng nhà xấu thứ hai: Dùng màu sắc của thảm trải trước cửa để hoá giải tà khí theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc: Nhà quay về hướng Đông Nam, có tà khí của Mộc. Có thể trải thảm màu Trắng, Xám tượng trưng cho hành Kim tương khắc với hành Mộc

    Bếp nấu:

    Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng. Vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt. Theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

    Trong trường hợp này, cách hóa giải hướng nhà xấu là có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh); Nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí). Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh. Tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

    Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh). Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.

    Phòng ngủ:

    Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ. Nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)

    Gia chủ mang mệnh Kim, Thổ sinh Kim. Nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thổ, là hướng Đông Bắc; Tây Nam. Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình. Thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

    Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Vàng, Nâu. Đây là màu đại diện cho hành Thổ, rất tốt cho người hành Kim. Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu. Là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh. Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường. Tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.

    Có thể bạn quan tâm: Cách bố trí tiểu cảnh giếng trời hợp phong thủy

    Hướng nhà lục sát là gì?

    2 cách hóa giải hướng nhà phạm lục sát hiệu quả

    Cách thứ nhất

    cách hóa giải hướng nhà xấu thứ nhất: Sử dụng vật phẩm phong thủy kết hợp với các nguyên lý công năng đặc biệt. Để có thể giúp chuyển hóa hướng xấu sang hướng tốt. Hay trấn giữ hướng xấu ngăn cản hung khí từ hướng lục sát tới ngôi nhà của mình. Đây là cách hóa giải hướng nhà lục sát mà gia chủ không thể tự làm ở nhà được. Mà cần chuyên gia trong lĩnh vực phong thủy đảm nhận mới có kết quả tốt.

    Cách thứ hai

    Chúng ta sẽ sắp xếp các phòng trong nhà theo trật tự và vị trí mới tốt . Các kiến trúc như phòng thờ, phòng bếp và phòng ngủ nằm ở vị trí, phương vị và hướng tốt với gia chủ. Đặc biệt chúng ta chỉnh hướng bếp quay về hướng Diên Niên sẽ hóa giải điều này rất tốt. Cách hóa giải hướng nhà lục sát này cũng được áp dụng nhiều trong thực tế. Nhưng điều quan trọng là sơn hướng thực tế ở ngôi nhà chúng ta. Phải xác định rõ hướng trên la bàn thật chính xác. Mới hóa giải đúng được vì thế cần tìm hiểu kỹ trước khi làm.

    Trên đây là tất cả 4 hướng nhà được xem là xấu theo phong thủy. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết cách hóa giải hướng nhà xấu (tuyệt mệnh, ngũ quỷ, họa lại và lục sát). Hy vọng với những chia sẻ từ trang chuyên tin Giá Thuê Căn Hộ, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chọn, thiết kế nhà. Cũng như sắp xếp các đồ vật trong nhà để tránh gặp phải hướng nhà xấu.