Đặt cọc là việc diễn ra thường xuyên khi các bên có ý định thực hiện giao dịch với đối phương. Hay gặp nhất của động từ này trong giao dịch mua bán bất động sản, tài sản có giá trị. Tuy nhiên, việc đặt cọc có bắt buộc phải thành lập văn bản không và có những quy định nào khi tiến hành đặt cọc cần chú ý? Cùng GIATHUECANHO tìm hiểu ngay về hợp đồng đặt cọc trong nội dung bài viết sau.
Khái quát về hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc là gì?
Theo Khoản 1 Điều 328 của Luật dân sự năm 2015, đặt cọc là việc bên A (bên đặt cọc) đưa cho bên B (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc một loại kim khí quý, đá quý hay một vật nào đó có giá trị. Mà món tài sản này có giá trị để nhằm đảm bảo việc có thể thực hiện hợp đồng trong một khoản thời gian nhất định. Trong trường hợp cả hai thuận lợi thực hiện hợp đồng, khoản tiền hoặc một loại kim khí quý, đá quý hay một vật nào đó có giá trị sẽ được hoàn trả lại cho người đặt cọc.
Ngoài ra, khoản tiền hoặc một loại kim khí quý, đá quý hay một vật nào đó có giá trị cũng có thể sử dụng để trừ vào một phần giá trị của hợp đồng. Trong trường hợp bên đặt cọc đổi ý, không muốn thực hiện hợp đồng, tài sản đã đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu việc không muốn tiến hành thỏa thuận hợp đồng xuất phát từ phía người nhận đặt cọc, người nhận đặt cọc buộc phải trả lại cọc hoặc thậm chí trả giá trị cao hơn tùy theo thỏa thuận từ trước.
Khi nào cần tiến hành đặt cọc?
Việc đặt cọc vốn nhằm tăng sự độ tin cậy với chủ sở hữu tài sản để chắc chắn hơn cho việc ký kết hợp đồng được diễn ra trong tương lai. Chính vì thế, quá trình đặt cọc thường diễn ra sau khi hai bên khái quát đồng ý với giao dịch thỏa thuận bằng miệng và trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Số tiền hoặc tài sản dùng để đặt cọc, được cả hai tự thỏa thuận mà không tuân theo quy định nào.
XEM THÊM
Phân biệt đặt cọc và trả tiền trước
Theo quy định của pháp luật, đặt cọc và trả tiền trước là hai việc mang đến hậu quả pháp lý không giống nhau. Theo đó, điểm khác nhau cơ bản của hai khoản này là đặt cọc là việc thỏa thuận dân sự của hai bên, phạt đặt cọc có thể bằng giá trị đã đặt cọc hoặc gấp đôi, gấp ba,… giá trị đặt cọc. Tại quy định của Điều 29 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, nếu bên A giao cho bên B khoản tiền nhưng cả hai không xác định rõ thì nó được xem như tiền trả trước.
Tiến hành hợp đồng đặt cọc
Việc thực hiện hợp đồng có bắt buộc công chứng không?
Bộ luật Dân sự năm 2005 có yêu cầu bắt buộc đối với việc thành lập văn bản đồng thời công chứng văn bản khi hai bên tiến hành đặt cọc. Tuy nhiên, theo quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, văn bản đặt cọc có thể không tiến hàng công chứng. Do đó, cả hai bên có thể thực hiện công chứng hoặc không công chứng nhưng nên nhớ rằng văn bản được công chứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nếu xảy ra tranh chấp.
Các bước tạo hợp đồng đặt cọc
Để thực hiện hợp trong việc đồng đặt cọc đúng theo quy định của pháp luật, cần chú ý tuân thủ thao ba bước sau:
- Theo khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015, những hợp đồng cần thể hiện các trích dẫn quy định pháp luật về đặt cọc để làm căn cứ soạn hợp đồng.
- Xác định đâu là những vấn đề chính yếu của hợp đồng và thể hiện một cách chính xác. Lưu ý có thể tham khảo những mẫu hợp đồng mẫu trên các website tư vấn pháp luật. Trong đó, cần thể hiện đầy đủ những điểm sau: Giá trị đặt cọc, thời gian đặt cọc, các phương án giải quyết khi phát sinh đền cọc, bỏ cọc, mức phạt cọc,…
Khi nào hợp đồng đặt cọc trở nên vô hiệu?
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực?
Hợp đồng nhằm mục đích đặt cọc hoàn toàn giống với những hợp đồng dân sự khác, bắt đầu có hiệu lực ngay sau thời điểm ký kết hoặc cũng có thể có hiệu lực từ một thời điểm sau đó được để cập trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng được xem như có hiệu lực nếu đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Trình bày đúng hình thức theo Luật định
- Cả hai bên liên quan đến hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự
- Nội dung đặt cọc không vi phạm pháp luật
- Các bên ký kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng
XEM THÊM
Khi nào hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu hóa?
Có nhiều trường hợp khác nhau khiến hợp đồng do cả hai thực hiện trở nên vô hiệu hóa. Trong đó bao gồm các tình huống sau:
- Người tham gia giao dịch đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự
- Những điều khoản trong hợp đồng bị vi phạm quy định của pháp luật
- Người tham gia giao dịch trong tình trạng bị lừa gạt hoặc cưỡng ép chứ không phải tự nguyện
- Tài sản dùng để đặt cọc bị cấm lưu thông
- Tiến hành thỏa thuận đặt cọc nhưng lại không thành lập hợp đồng bằng văn bản.
Nói chung, theo GIATHUECANHO, bạn cần lưu ý nhiều điểm khi tiến hành hợp đồng đặt cọc. Trong đó, người đặt cọc và người nhận đặt cọc đều có quyền lợi và trách nhiệm liên quan.
Thông tin liên hệ GIATHUECANHO
- Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0981 041 694
- Email: truongtainang2018@gmail.com
- Website: https://giathuecanho.com/