Nice Apartment For You - Happy For Us!
51E Lê Trực, Phường 7

Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trong tình huống nào nên tiến hành biên bản hủy hợp đồng?

THEO DÕI GIATHUECANHO trên

Việc lập biên bản hủy hợp đồng kinh tế thường không phải là điều mong đợi khi các bên tham gia ký kết hợp đồng với nhau. Bởi nó không những phát sinh nhiều tổn hại lợi ích trước mắt mà còn gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác trong lâu dài. Hãy cùng GIATHUECANHO tìm hiểu khi nào được phép tiến hành hủy hợp đồng cũng như hậu quả đi kèm do hủy hợp đồng.

Khái quát hợp đồng kinh tế

Khi cần đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu,…các bên sẽ tiến hành ký kết với nhau một hợp đồng. Đây được gọi là hợp đồng kinh tế nhằm thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, là căn cứ để cả hai tiến hành xây dựng, thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng đối tác.

Có thể nói, hợp đồng kinh tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, nhằm vào mục đích kinh doanh. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có ít nhất một bên là pháp nhân. Bên cạnh đó, nguyên tắc ký kết hợp đồng phải dựa trên sự tình nguyện, bình đẳng cả hai đều có lợi. Các bên ký kết đồng thời phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm với hợp đồng và phải đảm bảo rằng những thỏa thuận không vi phạm pháp luật.

Biên bản hủy hợp đồng là gì?

1-Khi-nao-duoc-phep-lap-bien-ban-huy-hop-dong-kinh-te

Khi nào được phép lập biên bản hủy hợp đồng kinh tế?

Biên bản hủy hợp đồng kinh tế thường được tiến hành một phía do bên còn lại đã vi phạm vào những thỏa thuận được thống nhất từ trước. Hoặc dựa theo những căn cứ được đề cập trong hợp đồng ký kết, các bên sẽ tiến hành hủy bỏ hợp đồng khi nó không còn thỏa mãn lợi ích song phương để xác nhận chấm dứt nghĩa vụ cần thực hiện.

Có thể nói, hủy bỏ hợp đồng được chia thành hai loại, hủy bỏ một phần của hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần của hợp đồng. Như vậy, nếu hợp đồng chỉ được thống nhất hủy bỏ một phần thì phần còn lại vẫn có giá trị hiệu lực từ cả hai bên.

Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

Vi phạm hợp đồng đã được cả hai thỏa thuận trước và nêu rõ trong hợp đồng

Như vậy một trong hai bên có quyền tiến hành hủy hợp đồng với bên còn lại. Ví dụ, bên A không có khả năng thanh toán theo như thỏa thuận khiến bên B bị thiệt hại. Khi đó, bên B có quyền đơn phương hủy hợp đồng giao hàng cho bên A. Tất nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng do không thanh toán phải được thể hiện rõ trong hợp đồng đã ký kết.

Vi phạm về nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng

2-Duoc-phep-huy-hop-dong-khi-mot-ben-vi-pham-nghia-vu-co-ban

Được phép hủy hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản

Có nghĩa là một trong cả hai gây ra vi phạm mà chính vi phạm này gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên còn lại, khiến bên còn lại không đạt được mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, bên A giao hàng cho bên B nhưng hàng hóa lại không đúng theo chất lượng đã thỏa thuận khiên bên B bị thiệt hại trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, nếu sự cố vi phạm phát sinh không hoàn toàn do lỗi từ bên vi phạm hoặc do nguyên nhân bất khả kháng, bên còn lại cũng không được phép hủy hợp đồng. Việc hủy hợp động hay không tốt nhất còn nên phụ thuộc vào quá trình thỏa thuận của hai bên để đi đến thống nhất, hạn chế tối đa thiệt hại không nên có.

XEM THÊM

Các bước thực hiện biên bản hủy hợp đồng

Trước khi muốn tiến hành biên bản hủy hợp đồng, bên muốn ngừng hợp đồng cần thông báo ngay với bên còn lại để nắm bắt kịp thời thông tin. Trong trường hợp bên hủy hợp đồng không thông báo ngay khiến bên bị hủy hợp đồng phát sinh những thiệt hại liên quan thì bên muốn hủy hợp đồng phải chấp nhận bồi thường những tổn thất đã có. Cụ thể:

  • Bên muốn dừng hợp đồng cần ngay lập tức lập công văn hoặc văn bản thông báo cho bên còn lại để thông báo về việc hủy hợp đồng và lý do để hủy hợp đồng.
  • Cả hai thỏa thuận, đàm phán với nhau để tìm hiểu về nguyên nhân vi phạm cũng như tìm cách khắc phục nếu có thể. Và coi việc hủy hợp đồng như giải pháp cuối cùng nếu quá trình thương lượng không có kết quả như ý muốn.
  • Tiến hành lập biên bản hủy hợp đồng dưới việc ký tên, đóng dấu xác nhận của hai bên và chấm dứt quan hệ hợp đồng.

Hậu quả của hủy bỏ hợp đồng

3-Cac-ben-cham-dut-nghia-vu-sau-khi-huy-hop-dong-kinh-te

Các bên chấm dứt nghĩa vụ khi hủy hợp đồng kinh tế?

Sau khi hủy hợp đồng dựa theo quy định của Điều 313 Luật số 36/2005/QH11 Về Luật Thương mại, có hiệu lực 01/01/2006, hợp đồng trở nên không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Điều đó có nghĩa cả hai bên không phải thực hiện theo nghĩa vụ đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, song phương vẫn cần giải quyết các quyền và nghĩa vụ còn sót lại sau khi hủy hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Đối với những trường hợp không thể hoàn thành lợi ích của đối phương, bên có nghĩa vụ có thể hoàn thành nghĩa vụ bằng việc thanh toán tiền.

Nói tóm lại, biên bản hủy hợp đồng kinh tế chỉ được thực hiện khi ứng với những thỏa thuận trên hợp đồng từ trước hoặc do vi phạm nghĩa vụ cơ bản khiến bên còn lại bị ảnh hưởng quyền lợi. Trong trường hợp xảy ra vi phạm, tốt nhất cả hai nên thương lượng để tìm ra phương án tốt nhất, ít ảnh hưởng đến lợi ích nhất trước khi muốn hủy hợp đồng. GIATHUECANHO thông tin đến bạn đọc!

Thông tin liên hệ GIATHUECANHO

  • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0981 041 694
  • Email: truongtainang2018@gmail.com
  • Website: https://giathuecanho.com

 

Tác Giả:

https://giathuecanho.com/wp-content/themes/mts_builders/images/gravatar.png

Tôi là CEO Trương Tài Năng, Ceo Founder và Sales Manager tại Giathuecanho, Tôi là một Saler bất động sản chuyên tư vấn mua bán, cho thuê các dự án căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền thuộc khu vực Tphcm

Đánh giá