Nice Apartment For You - Happy For Us!
51E Lê Trực, Phường 7

Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cảnh giác lừa đảo đặt cọc mua đất, mua nhà

THEO DÕI GIATHUECANHO trên

Đặt cọc là hành động để bảo vệ quyền lợi của cả 2 bên người mua và người bán khi thực hiện giao dịch mua đất, mua nhà. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc này để chiếm đoạt khoản đặt cọc của người mua, dẫn đến tình cảnh “tiền mất tật mang”. Vậy làm cách nào để cảnh giác lừa đảo đặt cọc mua đất, mua nhà? Đón đọc bài viết dưới đây để biết va né ngay những kiểu lừa đảo khi mua nhà đất thường gặp này.

lừa đảo đặt cọc mua đất

Cảnh giác trước đất tiền cọc mua bán nhà rồi lừa đảo

1. Lừa đảo bán đất cho nhiều người nhưng thực tế chỉ có 1 mảnh đất

Hành vi lừa đảo này thường được thực hiện bằng cách đăng tin rao bán một mảnh đất với giá cực hời so với thị trường. Bên cạnh đó, bên bán còn cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý, sổ sách nhà đất để đảm bảo tính xác thực. Do đó, nhiều người đã rơi vào chiếc bẫy hấp dẫn này mà không hay biết mình đang bị lừa.

Theo đó, các đối tượng này dễ dàng tiếp cận được khách hàng mua nhà đất, thông thường đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng đặt cọc với số tiền từ 100 triệu – 200 triệu với cam kết chỉ bằng giấy tay. Và cứ lặp lại kế hoạch, đối tượng lừa đảo lại tiếp tục lừa tiền của nhiều người nhẹ dạ, cả tin rồi cao chạy xa bay.

Đơn cử như Vụ một thửa đất bán cho nhiều người: Ngày 26/1/2011, chị NTTH bán cho ông VTT thửa đất số 32, tờ bản đồ số 10, diện tích 50m2 với giá 1,7 tỷ đồng. Sau khi bán thửa đất trên cho ông T, ngày 25/5/2011, chị H tiếp tục chuyển nhượng thửa đất trên cho bà ĐTH (SN 1952), là mẹ đẻ chị H. Sau đó, ngày 13/11/2013, Chị H cùng mẹ tiếp tục bán thửa đất cho chị NTB (SN 1974), trú tại xóm Ngã tư – Sơn Đồng – Hoài Đức với giá 1,1 tỷ đồng.

Nguồn: https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-mot-thua-dat-ban-cho-nhieu-nguoi-cong-an-tp-ha-noi-ket-luan-cung-mot-chu-ky-20160122084145574.htm

2. Bán đất của người khác để lừa cọc đất

Các đối tượng lừa đảo sẽ thu thập thông tin nhà đất đang cần bán, sau đó đăng tin bán lại. Khi có khách hứng thú, họ sẽ yêu cầu đặt tiền cọc rồi cầm số tiền đó cao chạy xa bay khiến người mua mất trắng.

Như trường hợp anh Trần Văn T. (ngụ tại phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu) đã ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất với Phạm Văn Phong có nội dung: “Phong bán cho anh T. thửa đất có diện tích 223m2, tọa lạc tại Phường 10, TP. Vũng Tàu với giá 1.7 tỷ đồng.”

Mặc dù khi được Phong cho xem giấy tờ đất, thấy trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất không phải tên của Phong mà là của bà Lê Thị Đ. (ngụ tại Phường 8, TP. Vũng Tàu), anh T vẫn tin lời giải thích của Phong rằng mảnh đất này là thuộc sở hữu của mình, nhưng vì lý do cá nhân nên không đứng tên trên sổ đất được mà nhờ bà Đ. đứng tên thay.

Tin lời tư vấn của anh Phong, anh T. đặt cọc đưa Phong số tiền 300 triệu để giữ lại lô đất. Khi đã quá thời hạn và đã nhiều lần yêu cầu nhưng anh T. vẫn không thấy Phong thực hiện việc làm thủ tục sang tên như đã thỏa thuận.

Sau đó, anh T. chủ động tìm gặp người đứng tên trên sổ đất thì mới vỡ lẽ ra rằng mảnh đất nói trên là thuộc quyền sở hữu của bà, còn Phong chỉ là người được bà nhờ giới thiệu tìm người mua đất.

Sau khi biết đã rơi vào bẫy lừa đảo mua bán nhà đất của Phong, anh T. đã đến Công an TP. Vũng Tàu tố giác hành vi lừa đảo của đối tượng này.

những kiểu lừa đảo khi mua nhà đất

Trường gặp bị lừa đảo đặt cọc mua nhà không chính chủ

3. Rủi ro lừa đảo đặt cọc mua đất từ hợp đồng lướt cọc

Lướt cọc là hình thức đặt cọc cho một dự án, sau đó sang tay cho người mua khác với giá cao hơn trong một thời gian rất ngắn, thường là vài ngày đến một tuần. Ở những khu vực đang xảy ra “sốt đất” như Bình Dương hay Nhơn Trạch, giá nhà đất tăng cao theo ngày, thậm chí theo giờ, thì thường xảy ra những trường hợp “lướt sóng” mua bán nhà đất trên cọc, hay còn gọi là đặt cọc chồng cọc.

Đây là cách làm thường mang đến lợi nhuận nhanh chóng cho những tay đầu cơ nhà đất nhưng lại dẫn đến rủi ro rất lớn cho những người mua sau.

Vị dụ, Anh B đặt cọc mua đất của Anh A. Ngay sau đó Anh B tiếp tục bán lô đất đó cho Chị C bằng hợp đồng nhận cọc vì giá đất tăng mạnh, có thể chốt lời nhanh.

Chưa dừng lại ở đó, chị C có thể lại tiếp tục bán cho chị D và nhận cọc của D khi giá đất vẫn tiếp tục tăng mạnh. Và cứ như thế, người mua sau thấy có lãi lại lập tức đẩy hàng cho người kế tiếp.

Theo đó, nếu “Sốt đất” vẫn còn thì giá đất vẫn tăng thì vòng tròn mua bán cọc vẫn tiếp diễn cho đến khi đà tăng giá chững lại hay giá đất sụt giảm. Rủi ro của việc mua bán nhà đất cọc chồng cọc nằm ở chỗ chỉ cần một bên “hủy kèo” hay lừa tiền đặt cọc, toàn bộ các hợp đồng cọc sau sẽ bị phá vỡ như domino.

Không những vậy, nếu Anh A đổi ý không muốn bán đất nữa, hoặc Anh A chấp nhận đền cọc với Anh B để bán được giá cao cho đối tác khác thì các bên B, C, D cũng phải xử lý bồi thường hợp đồng cọc cho người mua sau mình.

Bên cạnh đó, người “lướt sóng” thích cọc giấy tay để huỷ cho dễ, đỡ phức tạp về pháp lý nhưng lại dễ dàng tạo nên kẻ hở cho nhiều đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất hoành hành.

lừa đảo đặt cọc mua nhà

Cảnh giác trước những hợp đồng lướt cọc kẻo ôm giá đất trên đỉnh

4. Lừa đảo tiền đặt cọc mua nhà rồi biến mất

Đây là hình thức lừa đảo dễ gặp nhất nhưng khó để phát hiện cho đến khi tên lừa cầm tiền và biến mất. Hành vi lừa đảo này thường diễn ra sau khi khách đã đặt cọc và đang chờ sang tên, khoảng 30 -45 ngày.

Tuy nhiên, khi tới thời hạn giao kết, người bán bỗng dưng “bốc hơi”, không thể liên lạc được hay viện đủ lý do để không ký hợp đồng mua bán, không sang tên, không ra công chứng,…Nhiều trường hợp bên bán đã dùng số tiền đặt cọc để chi tiêu cá nhân, cố ý lừa tiền cọc của bên mua hay trước đó bên bán đã đem nhà đất thế chấp ngân hàng,…

Trên thực tế, có rất nhiều người mua nghĩ bên bán là chỗ quen biết nên tin tưởng không công chứng hợp đồng cọc, lúc bị lừa mất tiền cọc thì không biết khóc cùng ai!

Nếu may mắn tìm lại được bên bán thì các bên có thể tự thoả thuận với nhau, không thỏa thuận được thì bên mua tiếp tục khởi kiện ra toà. Tuy nhiên, việc tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện cũng khá mất nhiều thời gian mới có thể đòi lại tiền cọc.

Vì vậy, lời khuyên của đội ngũ Giá thuê căn hộ để tranh lừa đảo đặt cọc mua đất, mua nhà là: Trước khi đặt cọc trong giao dịch bất động sản, bạn hay xem kỹ giấy tờ sổ gốc thì sẽ tốt hơn, nên đặt cọc tại nhà dù đi xa cũng nên chịu khó, tránh đặt cọc ở vị trí đất hay quán cafe. Đặc biệt, bạn nên chụp lại CMND gốc, sổ gốc của người bán và lăng tay là điều bắt buộc phải làm.

Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Giá thuê căn hộ để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hi vọng bạn nhận được nhiều giá trị kiến thức từ chúng tôi!

Tác Giả:

https://giathuecanho.com/wp-content/themes/mts_builders/images/gravatar.png

Tôi là CEO Trương Tài Năng, Ceo Founder và Sales Manager tại Giathuecanho, Tôi là một Saler bất động sản chuyên tư vấn mua bán, cho thuê các dự án căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền thuộc khu vực Tphcm

Đánh giá