Nice Apartment For You - Happy For Us!
51E Lê Trực, Phường 7

Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư mới nhất 2021

THEO DÕI GIATHUECANHO trên

Hợp đồng đặt cọc mua chung cư là một hợp đồng quan trọng, đảm bảo quyền lợi của các bên khi thực hiện việc mua bán. Hãy cùng giathuecanho.com tìm hiểu kĩ hơn về hợp đồng này nhé!

I. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

1. Đặt cọc là gì?

Theo điều 328 bộ luật dân sự năm 2015, khái niệm đặt cọc được hiểu là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc)  trong một thời hạn để đảm bảo giao kết thực hiện hợp đồng.

2. Hợp đồng đặt cọc mua chung cư là gì

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là việc hai bên (bên bán và bên mua) thỏa thuận với nhau một giá trị tài sản đặt cọc để đảm bảo bên bán chuyển quyền sở hữu căn hộ cho bên mua và đảm bảo bên mua thực hiện nhận chuyển giao nhà.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư

3. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

 

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , tại ……………………………. chúng tôi gồm:

 

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông/Bà: ………..………………………………………………………………………

Sinh năm: ………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: ……………..…….. do ………………… cấp ngày ………………

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………..

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông/Bà: ………..………………………………………………………………………

Sinh năm: ………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: ……………..…….. do ………………… cấp ngày ………………

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………..

Cùng bên làm chứng

Ông/Bà: ………..………………………………………………………………………

Sinh năm: ………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: ……………..…….. do ………………… cấp ngày ………………

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………..

Sau khi thỏa thuận, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc với các điều khoản sau:

Điều 1: Tài sản đặt cọc

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:……………………………….

Bằng chữ:………………………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm…….

Điều 3: Mục đích đặt cọc

  • Bên A cam kết mua đất của bên B tại ……….. Bên B nhận tiền đặt cọc cam kết sẽ bán đất cho bên A với diện tích là ……… m2, giá bán là ………….
  • Bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả …………. khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng……………………………
  • Số tiền còn lại …………. được bên A thanh toán nốt trong thời hạn …………
  • Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền của bên B

  • Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
  • Giao số tiền đặt cọc theo đúng thỏa thuận;
  • Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận. Nếu từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
  • Bên A có các quyền sau đây:
  • Nhận lại số tiền đặt cọc hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B nếu 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc nếu Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên B

  • Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
  • Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền nếu 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận;
  • Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A nếu Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận;
  • Dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư.
  • Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận..

Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền kiện lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Điều 7: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  • Việc giao kết này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  • Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

Điều 8: Điều khoản cuối cùng

8.1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

8.2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

8.3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ………………………………………………………….

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

………………….,ngày …………tháng …….… năm 20…

Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Người làm chứng

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Người làm chứng

(Ký và ghi rõ họ tên)

BẢN FULL  MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA CHUNG CƯ CÁC BẠN DOWNLOAD TẠI ĐÂY

II. Tại sao phải làm hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Đặt cọc là điều cần thiết trong quá trình mua hoặc thuê căn hộ. Hợp đồng đặt cọc mua chung cư mang giá trị pháp lý cao. Đó được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thống nhất của hai bên. Do đó, đây sẽ là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc mua bán.

Bên cạnh đó, đặt cọc là một bước đảm bảo chắc chắn hợp đồng giao kết được thực hiện, làm cho quá trình giao dịch được an toàn và chắc chắn hơn. Chính vì vậy trước khi làm bản hợp đồng bạn cần tham khảo các mẫu hợp đồng đặt cọc mua chung cư để nắm rõ các điều khoản hạn chế tối đa rủi ro.

Những điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

Những điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

Xem thêm: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mới nhất

III. Những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

1. Kiểm tra pháp lý căn hộ, chủ căn hộ

Trước khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư, cần phải kiểm tra tính pháp lý của căn hộ và chủ căn hộ, cần kiểm tra những nội dung sau:

  • Về pháp lý căn hộ: căn hộ có được phép mua bán hay không?; căn hộ có được phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không – đây là một giấy tờ vô cùng quan trọng; xem xét giấy phép xây dựng của dự án do Bộ Xây dựng cấp; văn bản chấp thuận đầu tư, biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng dự án.
  • Về pháp lý chủ căn hộ: cần xem xét độ tin cậy, mức độ uy tín của chủ đầu tư thông qua những thông tin sau: thông tin cá nhân của chủ đầu tư; giấy phép kinh doanh nhà ở hay bất động sản của chủ đầu tư, giấy tờ chứng minh chủ đầu tư đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, thuế đất.

2. Hợp đồng cọc chuyển nhượng căn hộ có hiệu lực khi nào

Theo điều 117 luật dân sự 2015, hợp đồng cọc chuyển nhượng căn hộ có hiệu lực khi đáp ứng được cả 3 điều sau:

  • Bên bán và bên mua có năng lực pháp luật dân sự cùng năng lực hành vi dân sự phù hợp với hoạt động giao dịch dân sự được thành lập;
  • Bên bán và bên mua đều phải tự nguyện tham gia ký kết hợp đồng;
  • Mục đích cùng nội dung giao dịch của hợp đồng đặt cọc không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội.

3. Thông tin cơ bản cần có trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng căn hộ chung cư

Để đảm bảo các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc căn hộ thì nội dung trong hợp đồng cần phải rõ ràng, cụ thể, chính xác và minh bạch. Những thông tin cơ bản cần có trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư như sau:

  • Tên hợp đồng;
  • Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng;
  • Thông tin căn nhà – đối tượng của hợp đồng đặt cọc;
  • Số tiền đặt cọc, thời hạn và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên;
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra;
  • Cam kết chung của các bên.

4. Nên đặt cọc bao nhiêu tiền

Nên ghi số tiền đặt cọc bao nhiêu trong hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư? Đây là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm để có thể đảm bảo được quyền lợi của cả bên bán và bên mua. Số tiền đặt cọc không được quy định trong luật, các bên tự thỏa thuận một con số thuận tiện cho cả hai. Thông thường, số tiền đặt cọc khoản 10% – 30% tổng giá trị của căn hộ chung cư.

5. Ai chịu trách nhiệm nộp thuế, lệ phí

  • Bên nhận đặt cọc chịu trách nhiệm kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế, tiền sử dụng đất.
  • Bên đặt cọc sẽ chịu trách nhiệm đối với các phí, lệ phí khác theo quy định.

6. Hình thức xử lý khi vi phạm hợp đồng đặt cọc tiền mua chung cư

Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, nếu không có thỏa thuận riêng hay điều khoản khác ghi trong hợp đồng, thì sẽ được xử lý theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Nếu lỗi do bên nhận đặt cọc (bên bán từ chối thực hiện) thì bên đó có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản đã đặt cọc hoặc các khoản tiền khác tương đương cho bên đặt cọc;
  • Nếu lỗi do bên đặt cọc từ chối thực hiện thì số tiền đã đặt cọc sẽ không được hoàn trả và thuộc về bên nhận đặt cọc.

IV. Những lưu ý riêng cho từng trường hợp đặt cọc mua bán chung cư

1. Giữa chủ đầu tư và người mua căn hộ

Thông thường đối tượng hợp đồng trong trường hợp này là căn hộ chung cư được hình thành trong tương lai, do đó khi đặt cọc mua bán thì cần yêu cầu bên chủ đầu tư cung cấp thông tin tổng quan về căn hộ, các giấy tờ pháp lý về biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao đất xây dựng của cơ quan có thẩm quyền, tiến độ thi công và hoàn thành để bàn giao.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về các khoản tiền thanh toán, số tiền đặt cọc, thời hạn và phương thức thanh toán, các khoản chi phí liên quan phát sinh trong quá trình đặt cọc. Cần phải quy định rõ ràng tránh bị mất tiền oan. Thời hạn kết thúc hợp đồng đặt cọc cũng quan trọng không kém, là điểm mốc bắt đầu nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán, tránh những tranh chấp không đáng có.

2. Giữa chủ căn hộ và người mua

  • 1. Chủ căn hộ có hợp đồng đặt cọc mua căn hộ với chủ đầu tư

Điều cần lưu ý đầu tiên là các giấy tờ pháp lý liên quan đến căn hộ. Do có hợp đồng đặt cọc trước với chủ đầu tư, nên khi ký hợp đồng đặt cọc với người mua sau cần phải xem xét việc chủ căn hộ đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đối với chủ đầu tư hay chưa. Nên lựa chọn những dự án chung cư đã được ngân hàng bảo lãnh

  • 2. Chủ căn hộ có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư
  • Chủ căn hộ đang đợi nhận bàn giao: trường hợp này cần lưu ý đến tiến độ hoàn thành dự án, thời gian bàn giao dự án, điều kiện vi phạm khi trễ hạn bàn giao nhà. Và lưu ý những thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của căn hộ trước khi ký kết hợp đồng đặt cọc.
  • Chủ căn hộ đã nhận bàn giao: đối với trường hợp này thì căn hộ được đảm bảo hơn về tính chất pháp lý, vì vậy cần lưu ý những điểm liên quan đến hợp đồng như thông tin chính xác về thông tin các nhân các bên trong hợp đồng, số tiền đặt cọc, quy định về thuế,…
  • 3. Chủ căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà

Lưu ý yêu cầu bên bán cung cấp thông tin về căn hộ, giấy tờ pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Sao và công chứng để làm thủ tục sang tên chuyển nhượng sổ hồng.

V. Thủ tục đặt cọc mua nhà chung cư

Bước 1: Các bên tiến hành xem xét thông tin liên quan đến căn hộ, chủ đầu tư;

Bước 2: Tiến hành thỏa thuận các điều kiện, điều khoản liên quan trong hợp đồng đặt cọc;

Bước 3: Ký kết và thực hiện hợp đồng.

VI. Kết quả của việc đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

● Trường hợp hợp đồng mua bán thành công

Theo đó chuyển nhượng thành công quyền sở hữu căn hộ chung cư từ người bán sang người mua và các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng mua bán. Số tiền đặt cọc theo quy định sẽ được hoàn trả lại cho người đặt cọc hoặc được trừ vào nghĩa vụ thanh toán của bên mua đối với bên bán.

● Trường hợp hợp đồng mua bán không thành công

Lúc này, việc bàn giao căn hộ không được thực hiện, được tính là vi phạm hợp đồng, theo đó:

  • Do bên nhận đặt cọc từ chối thì phải hoàn trả lại tiền đặt cọc cho bên đặt cọc.
  • Do bên đặt cọc từ chối thì số tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là một loại hợp đồng mang tính rủi ro

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là một loại hợp đồng mang tính rủi ro

VII. Những rủi ro của hợp đồng đặt cọc mua chung cư

Hợp đồng đặt cọc mua chung cư thuộc loại hợp đồng mang nhiều rủi ro. Một số rủi ro có thể gặp hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư như:

  • Liên quan đến quy hoạch: đất xây dựng nằm trong khu vực quy hoạch nhà đất theo quy định của UBND cấp huyện…
  • Liên quan đến vấn đề pháp lý của căn hộ: chưa có đầy đủ giấy tờ, chưa được cấp sổ hồng,…
  • Các tranh chấp, các vấn đề chưa giải quyết được như đồng sở hữu
  • Bên bán không xuất trình đầy đủ các giấy tờ do đang bị thế chấp, cầm cố.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước đang thụ lý hồ sơ nhà đất.

TẠM KẾT

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn thực hiện mua bán căn hộ của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại. Liên hệ chúng tôi giathuecanho.com để được hỗ trợ tư vấn!

Tác Giả:

https://giathuecanho.com/wp-content/themes/mts_builders/images/gravatar.png

Tôi là CEO Trương Tài Năng, Ceo Founder và Sales Manager tại Giathuecanho, Tôi là một Saler bất động sản chuyên tư vấn mua bán, cho thuê các dự án căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền thuộc khu vực Tphcm

Đánh giá