Có nhiều từ ngữ không được dịch sát nghĩa khi chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và “Wellness tourism” là một trong những cụm từ như thế. Vậy Wellness Tourism là gì và có tiềm năng phát triển như thế nào trong thời gian sắp tới? Đâu là những tiêu chuẩn mà một dự án Wellness Tourism cần phải đáp ứng? Hãy cùng GIATHUECANHO giải đáp những thắc mắc trên ngay sau đây.
I. Wellness Tourism là gì?
1. Wellness là gì?
“Wellness” trong tiếng Anh hàm chứa ý nghĩa của hai từ “Healthy” và “Spiritual” tức ám chỉ sự khỏe mạnh về mặt thể chất và sự khỏe mạnh về mặt tinh thần.
2. Khái niệm Wellness Tourism
Wellness là sự kết hợp giữa sức khỏe thể chất “healthy” và sức khỏe tinh thần “Spiritual”. Do đó Wellness tourism chính là muốn nhắc đến loại hình tour du lịch giúp du khách không những có được sự thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc mệt mỏi mà còn cải thiện thể chất.
Đây là xu hướng du lịch mang đến một lối sống lành mạnh, cân bằng cuộc sống và cảm xúc. Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng đủ để khai thác loại hình du lịch này bởi sở hữu nhiều kì quan thiên nhiên, điểm du lịch thích hợp được thế giới công nhận.
II. Đặc điểm của du lịch chăm sóc sức khỏe
Hay nói cách khác, Wellness tourism là loại hình du lịch không khiến bạn trở nên mệt mỏi, uể oải do tham quan quá nhiều nơi. Trái lại, tour nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tinh thần, thể chất cho chính du khách, refresh cơ thể thông qua việc khai thác nhiều hoạt động thể chất, tâm lý hay tâm linh.
Điển hình là việc thực hiện những liệu trình chăm sóc, nâng cao sức khỏe đặc biệt như massage, yoga, thiền,…Kết hợp song song việc tham quan du lịch những địa điểm linh thiêng, giàu tính nhân văn,…Nhằm giúp du khách hưởng thụ trọn vẹn được sự tuyệt vời của cuộc sống và có cái nhìn tích cực hơn, mau chóng đưa cơ thể đạt trạng thái cân bằng.
III. Các tiêu chí phải có của một dự án du lịch sức khỏe
1. Vị trí đẹp, yên tĩnh và không gian trong lành
Đây là điều kiện tiên quyết trong việc đầu tư và phát triển dự án này. Bởi vốn dĩ đó là một dự án du lịch sức khỏe nhằm đem lại sự thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần cho du khách. Cho nên cần được bố trí ở những nơi có không gian trong lành, yên tĩnh, cảnh sắc thiên nhiên đẹp, hài hòa. Chẳng hạn như nằm giữa bãi biển, giữa một hòn đảo, hay là ở giữa rừng,… giúp du khách tận hưởng sự thoải mái, trong lành của thiên nhiên mà không cần sự can thiệp của bất kì một dịch vụ hiện đại nào của resort hay khách sạn 5 sao nào.
2. Môi trường tham quan
Không chỉ là đặt ở nơi có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mà môi trường tham quan cũng phải hoàn toàn từ thiên nhiên. Như những hang động hùng vĩ, những bãi biển hoang sơ, thác nước tự nhiên, vườn thảo dược, các khu rừng nguyên sinh,…
3. Loại hình xây dựng
Thiên nhiên là nền tảng của dự án này, nên những sản phẩm được xây dựng cho dù là biệt thự hay homestay đều phải hài hòa với môi trường xung quanh. Hạn chế sự xuất hiện của các thiết bị hiện đại, tối tân làm mất đi sự cân bằng của không gian nghỉ ngơi. Thay vào đó hãy tận dụng các nguồn vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, trúc, lá cây, gỗ,… để tạo sự mộc mạc, giản dị, nguyên sơ, giúp du khách dễ dàng hòa mình làm một với thiên nhiên.
4. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đi kèm
Wellness Tourism hướng tới việc mang lại cho du khách một cuộc sống lành mạnh. Đem đến những trải nghiệm mới cho du khách về loại hình du lịch này thông qua các hoạt động như: yoga, leo núi, tắm suối nước nóng, massage, thư giãn, trồng trọt, đạp xe, lướt ván,…
Không những vậy, dịch vụ ăn uống cũng cần được chú trọng. Các bước ăn được chuẩn bị cho du khách phải là những món hoàn toàn từ thiên nhiên, đem lại không khí ấm cúng.
IV. Wellness Tourism với Medical Tourism có phải là một?
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nên không thể gộp chung làm một.
Medical Tourism là du lịch y tế hay còn gọi là du lịch chữa bệnh. Được hình thành khi con người có nhu cầu du lịch đến nơi có điều kiện y tế, khám chữa bệnh tốt hơn và bản thân người đó đã mang bệnh sẵn.
Còn Wellness Tourism có ý nghĩa phòng bệnh hơn. Nghĩa là những ai muốn hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao chất lượng đời sống thì có thể lựa chọn dịch vụ này. Tức là vốn bản thân người đó không nhất thiết phải mang mầm bệnh mà việc họ lựa chọn dịch vụ du lịch này nhằm để thư giãn xả stress, nghỉ ngơi, tạm quên đi những tiêu cực xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, Medical Tourism phần lớn mục đích là để chữa bệnh, tham gia vào chẩn đoán điều trị, được giám sát, theo dõi của các y bác sĩ. Trong khi đó, Wellness Tourism hoàn toàn không có sự xâm lấn mang tính chất y học.
Tuy vậy, vẫn có nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí là các đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn còn sự nhầm lẫn trong việc tiếp thị và cung ứng dịch vụ này.
V. Ai phù hợp để trải nghiệm du lịch Wellness?
Việc lựa chọn các đối tượng khách hàng tiềm năng, có mong muốn trải nghiệm dịch vụ du lịch sức khỏe là bước rất quan trọng trong kinh doanh. Giúp quyết định tính khả thi của sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp đến cho khách hàng.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Ai phù hợp để trải nghiệm loại hình du lịch này?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn được khỏe mạnh, sống lạc quan yêu đời nên đây chính là dịch vụ du lịch dành cho bất cứ ai muốn cải thiện chất lượng sức khỏe của mình. Đó có thể là những người lớn tuổi, phụ nữ trung niên, hay là những nhân viên văn phòng, thậm chí còn phù hợp với trẻ nhỏ. Như vậy có thể thấy tập khách hàng của Wellness là rất đa dạng, bao gồm mọi lứa tuổi, mọi cấp bậc nghề nghiệp. Nhìn chung, đối tượng khách hàng của Wellness là vô cùng rộng lớn, vượt xa với đối tượng khách hàng tiềm năng trong ngành du lịch nói chung.
Theo Viện sức khỏe toàn cầu, Wellness có 2 loại khách du lịch. Đó là:
- Du khách chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là những người có chuyến đi hoặc lựa chọn điểm đến du lịch với mục đích ban đầu là cải thiện sức khỏe.
- Du khách chăm sóc sức khỏe thứ cấp: Là những du khách đang đi du lịch, công tác, tham quan hay kinh doanh, muốn tìm cách để duy trì hoặc nâng cao sức khỏe cá nhân.
VI. Wellness Tourism bao gồm những hoạt động nào?
Hầu như khách hàng tìm đến loại hình du lịch này là để trải nghiệm những hoạt động, dịch vụ tốt cho sức khỏe, có một cuộc sống lành mạnh. Lối sống này có thể bao gồm:
- Tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe
- Tập yoga, ngồi thiền
- Ngâm mình trong suối nước nóng, massage trị liệu, xông hơi thảo dược,..
- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi điều độ, hợp lý
- Kết nối, giao lưu với người dân địa phương
- Tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe như đạp xe đạp, leo núi.
- Trải nghiệm các hoạt động tự nhiên nhằm giảm stress, thư giãn
- Tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, nghỉ dưỡng.
Đấy là những hoạt động đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ về du lịch, nghỉ dưỡng, các khách sạn 5 sao, các khu resort. Hay các bên liên quan về sức khỏe sắc đẹp, thể dục thể thao. Nó đã giúp cho các đơn vị này có thêm nhiều nguồn khách hàng tiềm năng và có cơ hội tăng doanh thu.
Ngoài ra, kết hợp với các dịch vụ trọn gói cũng là một thế mạnh giúp doanh nghiệp phát triển. Dịch vụ trọn gói bao gồm di chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi đều là những dịch vụ được khách hàng quan tâm nhiều vì tính tiện lợi của nó. Không những vậy, còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
VII. Wellness Travel mang lại ích lợi gì cho du lịch và doanh nghiệp?
Đều đáng phải nói về lợi ích mà Wellness Travel đã mang lại cho doanh nghiệp là đã khai thác thị trường khách hàng tiềm năng rộng lớn. Những người có điều kiện kinh tế, có thời gian rảnh rỗi sẽ có nhu cầu du lịch để cải thiện sức khỏe mình. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp, các bên cung cấp dịch vụ mang về cho mình một nguồn doanh thu mới và còn có được nhóm khách hàng mới đầy tiềm năng.
Trong khi ngành du lịch truyền thống bị quá tải bởi khách du lịch đổ xô vào nhiều thì đây sẽ là loại hình du lịch có thể giúp cải thiện phần nào tình hình đó của du lịch truyền thống. Bởi khi đi du lịch, du khách muốn du ngoạn ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, đi tham quan, khám phá. Muốn cảm nhận những khoảnh khắc chân thật nhất, độc đáo dưới sự dẫn dắt của người dân địa phương hay bên dịch vụ du lịch. Và mong muốn rằng chuyến du lịch này sẽ mang đến nhiều điều tích cực, một sức khỏe tốt.
Một điều tích cực nữa mà Wellness Tourism mang lại là mang đến cơ hội giảm tính thời vụ của ngành. Cụ thể là: Các điểm du lịch khác như các khu trượt tuyết sẽ thu hút các du khách thích tham gia các hoạt động đi bộ đường dài hoặc các hoạt động giải trí vào mùa hè. Trong khi các điểm đến du lịch tại bãi biển có thể thu hút khá nhiều khách du lịch muốn tìm sự yên tĩnh, thanh tịnh để nghỉ dưỡng.
VIII. Tiềm năng phát triển của Wellness tourism là gì?
1. Wellness Tourism ngành kinh doanh tỷ đô
Trong những năm gần đây, Wellness tourism nổi lên như một làn sóng mới và thu hút được phần đông du khách thay vì chọn những gói du lịch thông thường. Vào năm 2017, trong một thống kê của Global Wellness Institute, tổng doanh thu từ hình thức mới Wellness tourism có tổng giá trị lên tới 639 tỷ đô. Đặc biệt, con số này đang được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới và có thể đạt 919 tỷ đô năm 2022.
Trong đó, khu vực phát triển nhanh và thành công nhất hình thức du lịch Wellness Tourism chính là châu Á. Có thể nói, nếu duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện tại, Wellness tourism sẽ chiếm được gần 20% tỷ trọng của ngành du lịch toàn cầu. Tổ chức Global Spa and Wellness Summit còn cho hay thị phần của Wellness tourism đang tăng nhanh hơn 50% tỷ lệ phát triển du lịch toàn cầu.
Điều này chứng tỏ, xu hướng du lịch WT không chỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà những người có thu nhập trung bình cũng có nhiều lựa chọn để tham gia.
2. Xu hướng phát triển của du lịch toàn cầu
Có thể nói đây là mô hình đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ đem đến xu hướng du lịch mới cho toàn cầu.
Theo một số chuyên gia nhận định, đây là loại hình du lịch sẽ đem lại xu hướng mới trên toàn cầu bởi các lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho khách du lịch. Các quốc gia đáng được kể tên trong việc dẫn đầu xu hướng này là Nhật Bản với hình thức tắm onsen, Hàn Quốc với hình thức tắm muối biển, và Yoga tại Ấn Độ,..
3. Tiềm năng của Wellness tourism tại Việt Nam
Có thể nói, tại châu Á có rất nhiều điểm triển khai thành công Wellness tourism bao gồm:
- Indonesia (Bali)
- Việt Nam (Hà Nội, Hội An)
- Trung Quốc (Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc Kinh)
- Campuchia (Phnompenh)
- Maldives
- Ấn Độ (Jaipur)
- Nhật Bản (Osaka)
Nước ta được đánh giá cao về khả năng phát triển du lịch Wellness tourism bởi có nhiều di tích văn hóa và bảo tồn được nhiều danh lam thắng cảnh. Trong đó, các trang du lịch có sự đánh giá cao dành cho hai địa điểm Hà Nội và Hội An, đưa chúng vào top 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á. Đây rõ ràng là thị phần màu mỡ cho ngành du lịch trong tương lai nếu chúng ta định hướng đúng và biết cách khai thác triệt để thế mạnh.
IX. Những điểm đến du lịch sức khỏe ở Việt Nam
Nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe đang bùng nổ trên thế giới sau thời gian cách ly do dịch covid và ngành du lịch đang dần mở cửa trở lại. Nhiều nước khuyến khích người dân đi du lịch để kích cầu du lịch. Một trong những điểm được du khách ưa chuộng là tại Đông Nam Á.
Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và các địa danh được UNESCO công nhận. Được sự săn đón của hàng vạn tín đồ đam mê đi du lịch. Dưới đây là các địa điểm du lịch sức khỏe mà bạn nên đến trải nghiệm một lần.
Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang được sự yêu thích của các du khách trong những năm gần đây. Với những cảnh đẹp ngoạn mục, rất biết chiều lòng người, văn hóa ẩm thực đa dạng. Đến đây, bạn không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngất trời của thiên nhiên mà còn được thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực từ các vùng miền khác nhau. Việt Nam sẽ là một điểm đến hứa hẹn mang lại một chuyến du lịch sức khỏe đầy ý nghĩa cho bạn.
Thái Lan
Xứ sở chùa vàng, với những cung điện nguy nga tráng lệ, đền thờ uy nghiêm sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm về một cuộc sống yên tĩnh, thanh bình. Nhưng vẫn không thiếu những bãi biển nước trong vắt với nhiều dịch vụ spa,massage thư giãn. Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu về những loại thuốc truyền thống của người Thái, và các phương pháp massage trị liệu của người dân bản địa. Đây cũng là một lựa chọn không tồi cho chuyến du lịch của bạn.
Philippines
Sự quyến rũ của những thiên đường bãi biển dài lãng mạn đã thu hút không ít khách du lịch quốc tế ghé đến hòn đảo này. Nói đến Philippines không thể không nhắc đến một vài cái tên quen thuộc như Palawan, Boracay, Cebu. Đều là những điểm nổi tiếng về du lịch chăm sóc sức khỏe bậc nhất Philippines.
Myanmar
Myanmar – đất nước của Phật giáo, một đất nước rất phát triển loại hình du lịch này. Với lịch sử lâu đời và đa dạng, Myanmar là địa điểm đã dành được nhiều sự quan tâm của nhiều du khách trên thế giới.
Ở Yangon – thủ đô cũ của Myanmar, bạn có thể tìm đến trung tâm thiền định Mahasi. Đến đây, bạn sẽ quên đi nhịp sống nhộn nhịp, xô bồ của chốn phồn hoa đô thị, thay vào đó bạn sẽ học được sự tĩnh tâm và thanh thản khi ngồi thiền. Không những vậy, bạn còn có cơ hội được giáo lý các Phật giáo truyền thống từ các nhà sư Phật giáo tại trung tâm.
Campuchia
Nổi tiếng với sự hùng vĩ của di tích lịch sử Angkor Wat và Angkor Thom. Campuchia cũng là địa điểm du lịch được lòng nhiều du khách. Ở đây cũng có vô số các spa chăm sóc sức khỏe, nơi lý tưởng để du khách tìm đến sự thư giãn, thư thái trong lòng.
Du khách còn được trải nghiệm các dịch vụ massage bằng tinh dầu thơm truyền thống và thảo dược bản địa với phòng xông hơi cổ điển của người Khmer.
Lời kết
Nói chung, với những chia sẻ từ Trang web Giá thuê căn hộ, chúng tôi tin chắc bạn đã phần nào biết được cụ thể Wellness Tourism là gì và những lợi ích mà nó mang lại.
Địa chỉ văn phòng: 51E Lê Trực, phường 7, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0981 041 694
Email: truongtanang2018@gmail.com.